Chính phủ Nhật Bản hôm nay côngbố các số liệu cho thấy thâm hụt thương mại của nước này trong tháng Bảy vừa qualên tới 517,4 tỷ yen (6,5 tỷ USD), mức cao nhất từ trước tới nay và gần gấp đôicon số dự báo (275 tỷ yen).
Đây là hậu quả của tình trạng xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầuđi xuống.
Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản, cán cân thương mại đã chứng kiếnmức thâm hụt đầu tiên trong hai tháng qua. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm 8,1% sovới cùng kỳ năm 2011 xuống 5.313 tỷ yen, do giảm xuất khẩu các linh liện điện tửmặc dù xuất khẩu ôtô vẫn tăng.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu của Nhật Bản giảm, đặc biệt là sang cácthị trường châu Âu và châu Á. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% lên5.830 tỷ yen, chủ yếu do giá dầu tăng.
Xuất khẩu xe ôtô tiếp tục giúp cán cân thương mại của Nhật Bản thặng dư với Mỹ,tăng 1,4% lên mức 421,9 tỷ yen (5,3 tỷ USD).
Khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro (eurozone), vốn tác động nghiêm trọngtới người tiêu dùng và doanh nghiệp ở châu Âu, cũng gây tác động tiêu cực trêntoàn thế giới thông qua các kênh thương mại toàn cầu.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Liên minh châu Âu (EU), tính cả khu vực sửdụng đồng tiền chung, giảm tới 25,1% và đây là mức giảm mạnh nhất trong ba nămtrở lại đây.
Trong khi đó, hàng hóa xuất sang thị trường châu Á cũng giảm 9%, vì hoạt độngsản xuất ở châu Á vốn sử dụng các linh kiện sản xuất tại Nhật Bản bị chững lạido sản phẩm đầu ra xuất sang châu Âu cũng bị trì trệ.
Riêng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tới 11,9% trong khi đây là đốitác kinh tế lớn nhất của Nhật Bản, đẩy mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản vớiTrung Quốc trong tháng Bảy7 lên 250 tỷ yen, cao gấp đôi so với trong tháng Sáu.
Theo ông Takahiro Sekido, chiến lược gia Nhật Bản làm việc tại Viện Nghiên cứuThị trường Toàn cầu thuộc Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, con số thâm hụt thươngmại vừa được công bố cho thấy đây không chỉ là nguy cơ mà đã là một thực tế.
Theo ông, tình trạng này sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có hànhđộng kịp thời đề chống đỡ nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của nước này.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Norio Miyagawa thuộc Viện Nghiên cứu chứngkhoán Mizuho đã cảnh báo rằng thương mại của Nhật Bản sẽ tiếp tục bị thâm hụt vìnhập khẩu sẽ còn tăng do giá năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, ông cũng cho rằngviệc nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi cũng mở ra một số tia hy vọng./.
Đây là hậu quả của tình trạng xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầuđi xuống.
Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản, cán cân thương mại đã chứng kiếnmức thâm hụt đầu tiên trong hai tháng qua. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm 8,1% sovới cùng kỳ năm 2011 xuống 5.313 tỷ yen, do giảm xuất khẩu các linh liện điện tửmặc dù xuất khẩu ôtô vẫn tăng.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu của Nhật Bản giảm, đặc biệt là sang cácthị trường châu Âu và châu Á. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% lên5.830 tỷ yen, chủ yếu do giá dầu tăng.
Xuất khẩu xe ôtô tiếp tục giúp cán cân thương mại của Nhật Bản thặng dư với Mỹ,tăng 1,4% lên mức 421,9 tỷ yen (5,3 tỷ USD).
Khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro (eurozone), vốn tác động nghiêm trọngtới người tiêu dùng và doanh nghiệp ở châu Âu, cũng gây tác động tiêu cực trêntoàn thế giới thông qua các kênh thương mại toàn cầu.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Liên minh châu Âu (EU), tính cả khu vực sửdụng đồng tiền chung, giảm tới 25,1% và đây là mức giảm mạnh nhất trong ba nămtrở lại đây.
Trong khi đó, hàng hóa xuất sang thị trường châu Á cũng giảm 9%, vì hoạt độngsản xuất ở châu Á vốn sử dụng các linh kiện sản xuất tại Nhật Bản bị chững lạido sản phẩm đầu ra xuất sang châu Âu cũng bị trì trệ.
Riêng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tới 11,9% trong khi đây là đốitác kinh tế lớn nhất của Nhật Bản, đẩy mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản vớiTrung Quốc trong tháng Bảy7 lên 250 tỷ yen, cao gấp đôi so với trong tháng Sáu.
Theo ông Takahiro Sekido, chiến lược gia Nhật Bản làm việc tại Viện Nghiên cứuThị trường Toàn cầu thuộc Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, con số thâm hụt thươngmại vừa được công bố cho thấy đây không chỉ là nguy cơ mà đã là một thực tế.
Theo ông, tình trạng này sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có hànhđộng kịp thời đề chống đỡ nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của nước này.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Norio Miyagawa thuộc Viện Nghiên cứu chứngkhoán Mizuho đã cảnh báo rằng thương mại của Nhật Bản sẽ tiếp tục bị thâm hụt vìnhập khẩu sẽ còn tăng do giá năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, ông cũng cho rằngviệc nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi cũng mở ra một số tia hy vọng./.
(TTXVN)