Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 8/8 đã quyết định duy trì chính sáchtiền tệ siêu nới lỏng được công bố từ tháng Tư và giữ nguyên các đánh giá vềtình hình kinh tế trong nước "đang bắt đầu hồi phục vừa phải," sau khi nâng caonhững đánh giá này trong bảy tháng liên tiếp.
Về việc giá tiêu dùng trong tháng Sáu của Nhật Bản đã chuyển hướng tăngcao hơn lần đầu tiên trong 14 tháng qua, BoJ cho biết mức độ tăng hàng năm củachỉ số này có thể lớn dần.
Bên cạnh đó, BoJ đưa ra đánh giá lạc quan về những nỗ lực khắc phục tìnhtrạng giảm phát của Nhật Bản - nước đang phấn đấu đạt được mục tiêu lạm phát 2%trong khoảng hai năm.
Trong tháng Sáu, chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản, không tính thực phẩmtươi, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2012, với giá năng lượng tăng và đồng yenyếu. Một vài số liệu khác cho thấy sự hồi phục kinh tế của Nhật Bản, với doanhsố bán hàng của nước này trong tháng Sáu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là 3,9% trong tháng Sáu, rớt xuống dướingưỡng 4% lần đầu tiên trong hơn bốn năm rưỡi qua. Tuy vậy, BoJ dường như cốgắng không nâng cao đánh giá về tình hình kinh tế khi mức lương cơ bản vẫn còn ìạch, bất chấp chi tiêu tiêu dùng khá ổn, trong khi đầu tư doanh nghiệp nhích lêndường như không đủ mạnh để nâng cao đánh giá trong dịp này.
Triển vọng của các nền kinh tế ở nước ngoài vẫn chưa chắc chắn do kinh tếTrung Quốc giảm tốc và các nền kinh tế mới nổi khác tăng chậm lại cũng như tácđộng có thể đến từ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút giảm bớt quy môchương trình nới lỏng định lượng.
BoJ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn tậptrung vào tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ và tăng cường mua trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết thực hiện những bước cắt giảm chitiêu tới 83 tỷ USD trong hai năm khi họ tìm cách giảm mức nợ công của nước này -được coi là mức cao nhất trong số các nước phát triển.
Các mức cắt giảm đó - tương đương hơn 4% mức chi tiêu hàng năm hiện naycủa Nhật Bản - được công bố vài ngày sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên tiếngcảnh báo Nhật Bản về tình hình vay nợ của nước này.
Các động thái cắt giảm trên đã được đưa ra trong kế hoạch cải cách tàikhoá giữa kỳ của Chính phủ Nhật Bản, theo đó kêu gọi cắt giảm 8.000 tỷ yen (83tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016.
Hiện tại, ngân sách hàng năm của Nhật Bản vào khoảng 93.000 tỷ yen, trongđó khoảng 40% là vốn vay nên dẫn tới tình trạng nợ công hiện lớn hơn gấp đôi quymô nền kinh tế nước này.
Nội các Nhật Bản cảnh báo nước này có thể không đạt được mục tiêu giảmthâm hụt ngân sách vào năm 2020, cho dù kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng(VAT) được triển khai đúng lịch trình và nền kinh tế nước này tăng trưởng ổnđịnh.
Về việc giá tiêu dùng trong tháng Sáu của Nhật Bản đã chuyển hướng tăngcao hơn lần đầu tiên trong 14 tháng qua, BoJ cho biết mức độ tăng hàng năm củachỉ số này có thể lớn dần.
Bên cạnh đó, BoJ đưa ra đánh giá lạc quan về những nỗ lực khắc phục tìnhtrạng giảm phát của Nhật Bản - nước đang phấn đấu đạt được mục tiêu lạm phát 2%trong khoảng hai năm.
Trong tháng Sáu, chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản, không tính thực phẩmtươi, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2012, với giá năng lượng tăng và đồng yenyếu. Một vài số liệu khác cho thấy sự hồi phục kinh tế của Nhật Bản, với doanhsố bán hàng của nước này trong tháng Sáu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là 3,9% trong tháng Sáu, rớt xuống dướingưỡng 4% lần đầu tiên trong hơn bốn năm rưỡi qua. Tuy vậy, BoJ dường như cốgắng không nâng cao đánh giá về tình hình kinh tế khi mức lương cơ bản vẫn còn ìạch, bất chấp chi tiêu tiêu dùng khá ổn, trong khi đầu tư doanh nghiệp nhích lêndường như không đủ mạnh để nâng cao đánh giá trong dịp này.
Triển vọng của các nền kinh tế ở nước ngoài vẫn chưa chắc chắn do kinh tếTrung Quốc giảm tốc và các nền kinh tế mới nổi khác tăng chậm lại cũng như tácđộng có thể đến từ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút giảm bớt quy môchương trình nới lỏng định lượng.
BoJ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn tậptrung vào tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ và tăng cường mua trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết thực hiện những bước cắt giảm chitiêu tới 83 tỷ USD trong hai năm khi họ tìm cách giảm mức nợ công của nước này -được coi là mức cao nhất trong số các nước phát triển.
Các mức cắt giảm đó - tương đương hơn 4% mức chi tiêu hàng năm hiện naycủa Nhật Bản - được công bố vài ngày sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên tiếngcảnh báo Nhật Bản về tình hình vay nợ của nước này.
Các động thái cắt giảm trên đã được đưa ra trong kế hoạch cải cách tàikhoá giữa kỳ của Chính phủ Nhật Bản, theo đó kêu gọi cắt giảm 8.000 tỷ yen (83tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016.
Hiện tại, ngân sách hàng năm của Nhật Bản vào khoảng 93.000 tỷ yen, trongđó khoảng 40% là vốn vay nên dẫn tới tình trạng nợ công hiện lớn hơn gấp đôi quymô nền kinh tế nước này.
Nội các Nhật Bản cảnh báo nước này có thể không đạt được mục tiêu giảmthâm hụt ngân sách vào năm 2020, cho dù kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng(VAT) được triển khai đúng lịch trình và nền kinh tế nước này tăng trưởng ổnđịnh.
Anh Quân (TTXVN)