Chính quyền thành phố Osaka ở miền Trung Nhật Bản dự định hợp tác với Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai (KEF) và một số tập đoàn cơ khí của nước này như Toyo Engineering để xây dựng và vận hành nhà máy cung cấp nước sạch cho khoảng 3.000 hộ dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự hỗ trợ của KEF và các tập đoàn cơ khí Nhật Bản, thành phố Osaka sẽ xây dựng các bể chứa nước có dung tích 2.000 tấn/bể và các hệ thống kiểm soát bằng máy vi tính để đảm bảo nguồn cung cấp nước ổn định.
Theo kế hoạch, vào cuối tháng 2/2011, chính quyền thành phố Osaka sẽ đề nghị Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp (NEDO) của Nhật Bản thông qua kế hoạch đầu tư cung cấp nước sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu triển khai dự án này vào tháng 4/2011.
Nếu kế hoạch này được thông qua, Osaka sẽ trở thành thành phố đầu tiên ở Nhật Bản xây dựng và điều hành các nhà máy nước ở nước ngoài.
Cho đến nay, chính quyền các địa phương ở Nhật Bản chỉ tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nước ở các quốc gia khác thông qua hoạt động hỗ trợ công nghệ.
Hiện nay, phần lớn dịch vụ ngành nước ở Nhật Bản do các chính quyền địa phương quản lý. Vì vậy, các doanh nghiệp nước này thường thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành các cơ sở và dịch vụ ngành nước.
Bằng việc hợp tác với các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng sẽ kết hợp kinh nghiệm của các chính quyền địa phương và công nghệ hiện đại của mình để trúng thầu các dự án ngành nước ở nước ngoài./.
Với sự hỗ trợ của KEF và các tập đoàn cơ khí Nhật Bản, thành phố Osaka sẽ xây dựng các bể chứa nước có dung tích 2.000 tấn/bể và các hệ thống kiểm soát bằng máy vi tính để đảm bảo nguồn cung cấp nước ổn định.
Theo kế hoạch, vào cuối tháng 2/2011, chính quyền thành phố Osaka sẽ đề nghị Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp (NEDO) của Nhật Bản thông qua kế hoạch đầu tư cung cấp nước sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu triển khai dự án này vào tháng 4/2011.
Nếu kế hoạch này được thông qua, Osaka sẽ trở thành thành phố đầu tiên ở Nhật Bản xây dựng và điều hành các nhà máy nước ở nước ngoài.
Cho đến nay, chính quyền các địa phương ở Nhật Bản chỉ tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nước ở các quốc gia khác thông qua hoạt động hỗ trợ công nghệ.
Hiện nay, phần lớn dịch vụ ngành nước ở Nhật Bản do các chính quyền địa phương quản lý. Vì vậy, các doanh nghiệp nước này thường thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành các cơ sở và dịch vụ ngành nước.
Bằng việc hợp tác với các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng sẽ kết hợp kinh nghiệm của các chính quyền địa phương và công nghệ hiện đại của mình để trúng thầu các dự án ngành nước ở nước ngoài./.
Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)