Ủy ban An toàn Thực phẩm của Nhật Bản ngày 5/9 đã được bật đèn xanh trong việc nới lỏng hạn chế đối với nhập khẩu thịt bò Mỹ, mở đường cho các công ty (của Mỹ) như Tyson Foods Inc. thúc đẩy xuất khẩu.
Động thái này diễn ra sau khi Ủy ban Nhật Bản về dịch bệnh bò điên đã đưa ra kết luận rằng nới lỏng hạn chế đối với thịt bò Mỹ sẽ không làm tăng rủi ro đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Trước đó, hồi tháng 12/2011, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu ủy ban gồm 13 thành viên xem xét những rủi ro của việc nới lỏng hạn chế nhập khẩu thịt bò do lo ngại về dịch bệnh bò điên.
Nhật Bản hiện chỉ nhập khẩu giới hạn thịt của những con bò từ 20 tháng tuổi trở xuống và cấm hoàn toàn nhập khẩu thịt của những con bò già hơn vì loại thịt này mang rủi ro cao đối với việc lây nhiễm bệnh bò điên.
Tháng 12/2011, Bộ Y tế Nhật Bản đã đề nghị nâng giới hạn tuổi bò thịt nhập khẩu lên 30 tháng, tạo thêm cơ hội cho các hãng xuất khẩu thịt bò của Mỹ.
Susumu Kumagai, Chủ tịch Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản, cho biết họ sẽ lấy ý kiến của công chúng về việc thay đổi chính sách trong khoảng một tháng trước khi chính thức trình đề nghị sửa đổi lên Bộ Y tế.
Ủy ban trên cũng tạo tiền đề để Chính phủ nối lại nhập khẩu thịt bò từ Pháp và Hà Lan ngày 5/9, vốn bị gián đoạn từ hơn một thập niên qua vì ngại bệnh bò điên, với điều kiện là thịt bò nhập khẩu phải từ 30 tháng tuổi trở xuống và những phần của con bò có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không được có trong thành phần xuất khẩu.
Ủy ban cũng thông qua việc nâng giới hạn tuổi của thịt bò nhập khẩu từ Canada, nước phát hiện ca nhiễm bệnh bò điên đầu tiên năm 2003, từ 20 lên 30 tháng.
Trong nửa đầu năm 2012, Nhật Bản đã mua 56.887 tấn thịt bò Mỹ, tăng 10% so với cách đó một năm. Tổng lượng thịt bò nhập khẩu của Nhật Bản trong thời gian này là 240.815 tấn, trong đó 64% đến từ Australia.
Theo ông Philip Seng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Liên đoàn Xuất khẩu Thịt của Mỹ, thịt bò Mỹ xuất sang Nhật Bản dự kiến sẽ tăng từ 120.605 tấn năm ngoái lên 150.000 tấn năm nay, so với 267.580 tấn năm 2003.
Vào lúc 1 giờ 49 phút chiều 5/9 tại Tokyo, giá thịt bò kỳ hạn đã tăng 0,1% lên 126,35 xu Mỹ/pound (0,454 kg)./.
Động thái này diễn ra sau khi Ủy ban Nhật Bản về dịch bệnh bò điên đã đưa ra kết luận rằng nới lỏng hạn chế đối với thịt bò Mỹ sẽ không làm tăng rủi ro đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Trước đó, hồi tháng 12/2011, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu ủy ban gồm 13 thành viên xem xét những rủi ro của việc nới lỏng hạn chế nhập khẩu thịt bò do lo ngại về dịch bệnh bò điên.
Nhật Bản hiện chỉ nhập khẩu giới hạn thịt của những con bò từ 20 tháng tuổi trở xuống và cấm hoàn toàn nhập khẩu thịt của những con bò già hơn vì loại thịt này mang rủi ro cao đối với việc lây nhiễm bệnh bò điên.
Tháng 12/2011, Bộ Y tế Nhật Bản đã đề nghị nâng giới hạn tuổi bò thịt nhập khẩu lên 30 tháng, tạo thêm cơ hội cho các hãng xuất khẩu thịt bò của Mỹ.
Susumu Kumagai, Chủ tịch Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản, cho biết họ sẽ lấy ý kiến của công chúng về việc thay đổi chính sách trong khoảng một tháng trước khi chính thức trình đề nghị sửa đổi lên Bộ Y tế.
Ủy ban trên cũng tạo tiền đề để Chính phủ nối lại nhập khẩu thịt bò từ Pháp và Hà Lan ngày 5/9, vốn bị gián đoạn từ hơn một thập niên qua vì ngại bệnh bò điên, với điều kiện là thịt bò nhập khẩu phải từ 30 tháng tuổi trở xuống và những phần của con bò có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không được có trong thành phần xuất khẩu.
Ủy ban cũng thông qua việc nâng giới hạn tuổi của thịt bò nhập khẩu từ Canada, nước phát hiện ca nhiễm bệnh bò điên đầu tiên năm 2003, từ 20 lên 30 tháng.
Trong nửa đầu năm 2012, Nhật Bản đã mua 56.887 tấn thịt bò Mỹ, tăng 10% so với cách đó một năm. Tổng lượng thịt bò nhập khẩu của Nhật Bản trong thời gian này là 240.815 tấn, trong đó 64% đến từ Australia.
Theo ông Philip Seng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Liên đoàn Xuất khẩu Thịt của Mỹ, thịt bò Mỹ xuất sang Nhật Bản dự kiến sẽ tăng từ 120.605 tấn năm ngoái lên 150.000 tấn năm nay, so với 267.580 tấn năm 2003.
Vào lúc 1 giờ 49 phút chiều 5/9 tại Tokyo, giá thịt bò kỳ hạn đã tăng 0,1% lên 126,35 xu Mỹ/pound (0,454 kg)./.
Trang Nhung (TTXVN)