Giám đốc Quỹ bình ổn tài chính châu Âu Klaus Regling ngày 31/10 cho hay, Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu do Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) phát hành.
Cho đến nay, Nhật Bản đã mua khoảng 20% trái phiếu do EFSF phát hành và đang bày tỏ ý nguyện muốn mua thêm.
Tuy nhiên, hãng tin Dow Jones Newswire dẫn nguồn tin của một quan chức Bộ tài chính Nhật Bản cho hay, Tokyo có thể không duy trì được tỷ lệ mua 20% nói trên.
Sau cuộc họp ở Brussels hồi tuần trước, các nhà lãnh đạo EU đã công bố các biện pháp, bao gồm việc tăng quy mô của Quỹ này từ 440 tỷ euro lên 1.000 tỷ euro.
Tuy nhiên, do Chính phủ các nước châu Âu tỏ ra e ngại về việc rót tiền vào EFSF, Quỹ đang phải tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài.
[Nhật Bản can thiệp thị trường tiền tệ trong nước]
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cuối tuần qua đã đưa ra cam kết giúp châu Âu vượt qua khủng hoảng nợ hiện nay, nhưng ông không cho biết cụ thể Nhật Bản sẽ giúp đỡ châu Âu dưới hình thức nào.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Noda nói rằng, trong hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, ông sẽ thông báo về việc đóng góp của Nhật Bản để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan tỏa từ châu Âu.
Trước đó, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Jun Azumi đã nói rằng, Tokyo sẵn sàng tiến hành các biện pháp cần thiết để hỗ trợ khu vực đồng euro vì lợi ích của chính kinh tế Nhật Bản.
Trong khi đang nỗ lực hồi phục từ cuộc thảm họa động đất-sóng thần và khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản phải đối mặt với những "con gió ngược" sự tăng trưởng chậm lại của thương mại toàn cầu.
Các nhà máy chế tạo của Nhật Bản gặp phải nhiều vấn đề do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài tại châu Âu.
Lĩnh vực xuất khẩu của nước này cũng đang gặp nhiều khó khăn do đồng yen vẫn ở mức cao dai dẳng, ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận và đe dọa sản xuất trong nước, trong bối cảnh các nhà đầu tư đổ xô mua đồng yen làm phương tiện tích trữ an toàn, qua đó đẩy giá đồng yen mạnh lên.
Ngày 31/10, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ tháng 8/2011 để hạ giá đồng yen, sau khi đồng tiền này tăng lên mức cao nhất kể từ sau Thế chiến II./.
Cho đến nay, Nhật Bản đã mua khoảng 20% trái phiếu do EFSF phát hành và đang bày tỏ ý nguyện muốn mua thêm.
Tuy nhiên, hãng tin Dow Jones Newswire dẫn nguồn tin của một quan chức Bộ tài chính Nhật Bản cho hay, Tokyo có thể không duy trì được tỷ lệ mua 20% nói trên.
Sau cuộc họp ở Brussels hồi tuần trước, các nhà lãnh đạo EU đã công bố các biện pháp, bao gồm việc tăng quy mô của Quỹ này từ 440 tỷ euro lên 1.000 tỷ euro.
Tuy nhiên, do Chính phủ các nước châu Âu tỏ ra e ngại về việc rót tiền vào EFSF, Quỹ đang phải tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài.
[Nhật Bản can thiệp thị trường tiền tệ trong nước]
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cuối tuần qua đã đưa ra cam kết giúp châu Âu vượt qua khủng hoảng nợ hiện nay, nhưng ông không cho biết cụ thể Nhật Bản sẽ giúp đỡ châu Âu dưới hình thức nào.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Noda nói rằng, trong hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, ông sẽ thông báo về việc đóng góp của Nhật Bản để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan tỏa từ châu Âu.
Trước đó, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Jun Azumi đã nói rằng, Tokyo sẵn sàng tiến hành các biện pháp cần thiết để hỗ trợ khu vực đồng euro vì lợi ích của chính kinh tế Nhật Bản.
Trong khi đang nỗ lực hồi phục từ cuộc thảm họa động đất-sóng thần và khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản phải đối mặt với những "con gió ngược" sự tăng trưởng chậm lại của thương mại toàn cầu.
Các nhà máy chế tạo của Nhật Bản gặp phải nhiều vấn đề do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài tại châu Âu.
Lĩnh vực xuất khẩu của nước này cũng đang gặp nhiều khó khăn do đồng yen vẫn ở mức cao dai dẳng, ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận và đe dọa sản xuất trong nước, trong bối cảnh các nhà đầu tư đổ xô mua đồng yen làm phương tiện tích trữ an toàn, qua đó đẩy giá đồng yen mạnh lên.
Ngày 31/10, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ tháng 8/2011 để hạ giá đồng yen, sau khi đồng tiền này tăng lên mức cao nhất kể từ sau Thế chiến II./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)