Ngày 16/11, Viện bảo tàng hải dương học ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, công bố vừa phát hiện và ghi hình được một con cá nhỏ thuộc Bộ cá vây tay (Coelacanthiformes), vốn được coi là “hóa thạch sống”.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học ghi hình được cá vây tay còn sống.
Con cá nói trên được phát hiện ngày 6/10 ở độ sâu 161m tại Vịnh Manado, tỉnh North Sulawesi của Indonesia.
Con cá vây tay nhỏ màu xanh tím có những đốm trắng, dài 31,5 cm, là kích cỡ của cá con mới được sinh. Cá vây tay cái giữ trứng phát triển trong bụng và đẻ con.
Cá vây tay là loài cá ít có thay đổi kể từ khi chúng xuất hiện ở Kỷ Devion cách đây khoảng 360 triệu năm và bị coi là đã tuyệt chủng vào cuối Kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 80 triệu năm.
Trước năm 1938, khi một cá thể cá vây tay được phát hiện ở quần đảo Comoros, Nam Ấn Độ Dương, thì loài cá này chỉ được biết đến qua những tiêu bản hóa thạch.
Năm 1997, người ta đã chụp ảnh được một cá thể cá vây tay tại một chợ cá ở thành phố Mindanao thuộc tỉnh North Sulawesi và một năm sau đó đã bắt được một cá thể còn sống.
Viện Fukushima đã hợp tác với Trung tâm nghiên cứu hải dương học thuộc Viện khoa học Indonesia và Khoa Ngư nghiệp và Hải dương học trường Đại học Sam Ratulangi sử dụng một robot gắn camera để thăm dò thực địa từ năm 2005.
Viện Fukushima cho biết sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi thăm dò để tìm hiểu cuộc sống còn ít được biết đến của “hóa thạch sống” này./.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học ghi hình được cá vây tay còn sống.
Con cá nói trên được phát hiện ngày 6/10 ở độ sâu 161m tại Vịnh Manado, tỉnh North Sulawesi của Indonesia.
Con cá vây tay nhỏ màu xanh tím có những đốm trắng, dài 31,5 cm, là kích cỡ của cá con mới được sinh. Cá vây tay cái giữ trứng phát triển trong bụng và đẻ con.
Cá vây tay là loài cá ít có thay đổi kể từ khi chúng xuất hiện ở Kỷ Devion cách đây khoảng 360 triệu năm và bị coi là đã tuyệt chủng vào cuối Kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 80 triệu năm.
Trước năm 1938, khi một cá thể cá vây tay được phát hiện ở quần đảo Comoros, Nam Ấn Độ Dương, thì loài cá này chỉ được biết đến qua những tiêu bản hóa thạch.
Năm 1997, người ta đã chụp ảnh được một cá thể cá vây tay tại một chợ cá ở thành phố Mindanao thuộc tỉnh North Sulawesi và một năm sau đó đã bắt được một cá thể còn sống.
Viện Fukushima đã hợp tác với Trung tâm nghiên cứu hải dương học thuộc Viện khoa học Indonesia và Khoa Ngư nghiệp và Hải dương học trường Đại học Sam Ratulangi sử dụng một robot gắn camera để thăm dò thực địa từ năm 2005.
Viện Fukushima cho biết sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi thăm dò để tìm hiểu cuộc sống còn ít được biết đến của “hóa thạch sống” này./.
(TTXVN/Vietnam+)