Hai năm đã trôi qua kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima nhưng hiện nay, các nhà chức trách Nhật Bản vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý 17.000 tấn gạo nhiễm xạ của tỉnh Fukushima, trong đó phần lớn được sản xuất năm 2011.
Theo nhật báo Asahi, hiện nay, có tới 17.000 tấn gạo được thu hoạch tại 71 quận của tỉnh Fukushima bị nhiễm xạ với nồng độ cao hơn giới hạn cho phép 100 bq/kg và đang bị cấm lưu thông trên thị trường.
Số gạo sản xuất năm 2011 đã được giao cho một hiệp hội được thành lập bởi Bộ Nông-lâm-ngư nghiệp và Tập đoàn Nông nghiệp Nhật Bản (JA) xử lý.
Hiệp hội này đã thu mua gạo từ các nhà sản xuất với giá 10.800 yen (109 USD) đến 12.500 yen/60kg. Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kho chứa gạo bởi vì, các kho chứa đều từ chối loại gạo này.
Không những vậy, hiệp hội trên còn gặp khó khăn trong việc xử lý số gạo nhiễm xạ. Ban đầu, hiệp hội này cố gắng xử lý số gạo nhiễm xạ bằng cách đưa vào các lò hỏa thiêu do chính quyền địa phương điều hành. Tuy nhiên, các cơ sở hỏa thiêu này không được thiết kế để thiêu hủy gạo. Vì vậy, hiệp hội đã quay sang cầu viện các công ty tư nhân đang điều hành các lò hỏa thiêu có khả năng thiêu hủy gạo nhưng các công ty đó cũng không muốn nhận công việc này do lo ngại nếu họ nhận xử lý gạo nhiễm xạ, các tin đồn thất thiệt có thể sẽ lan truyền.
Trong bối cảnh đó, một số nông dân đã đề xuất sử dụng gạo vào mục đích khác như sản xuất xăng sinh học hoặc làm thức ăn cho gia súc./.
Theo nhật báo Asahi, hiện nay, có tới 17.000 tấn gạo được thu hoạch tại 71 quận của tỉnh Fukushima bị nhiễm xạ với nồng độ cao hơn giới hạn cho phép 100 bq/kg và đang bị cấm lưu thông trên thị trường.
Số gạo sản xuất năm 2011 đã được giao cho một hiệp hội được thành lập bởi Bộ Nông-lâm-ngư nghiệp và Tập đoàn Nông nghiệp Nhật Bản (JA) xử lý.
Hiệp hội này đã thu mua gạo từ các nhà sản xuất với giá 10.800 yen (109 USD) đến 12.500 yen/60kg. Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kho chứa gạo bởi vì, các kho chứa đều từ chối loại gạo này.
Không những vậy, hiệp hội trên còn gặp khó khăn trong việc xử lý số gạo nhiễm xạ. Ban đầu, hiệp hội này cố gắng xử lý số gạo nhiễm xạ bằng cách đưa vào các lò hỏa thiêu do chính quyền địa phương điều hành. Tuy nhiên, các cơ sở hỏa thiêu này không được thiết kế để thiêu hủy gạo. Vì vậy, hiệp hội đã quay sang cầu viện các công ty tư nhân đang điều hành các lò hỏa thiêu có khả năng thiêu hủy gạo nhưng các công ty đó cũng không muốn nhận công việc này do lo ngại nếu họ nhận xử lý gạo nhiễm xạ, các tin đồn thất thiệt có thể sẽ lan truyền.
Trong bối cảnh đó, một số nông dân đã đề xuất sử dụng gạo vào mục đích khác như sản xuất xăng sinh học hoặc làm thức ăn cho gia súc./.
T.M (TTXVN)