Tối 18/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) phối hợp với nhóm Quản lý rủi ro thiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo trực tuyến mang tên “Bài học từ thảm họa thiên tai.”
Đây là hoạt động nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng quốc tế những bài học về quản lý rủi ro thiên tai và tái thiết của Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011.
Với sự tham dự của các nhà khoa học, học giả và các nhà quản lý, hoạch định chính sách quốc gia thuộc châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Indonesia, Chile, Iran…
Các đại biểu dự hội nghị tập trung thảo luận về kế hoạch xây dựng các công trình phòng chống thiên tai lũ lụt; các công trình chắn sóng; bài học từ thảm họa kép-động đất và sóng thần của Nhật Bản xảy ra hồi tháng 3/2011; đề xuất các giải pháp, kế hoạch liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai.
Đặc biệt, Hội thảo đặt trọng tâm vào các vấn đề của Việt Nam như xử lý thoát lũ từ trong đất liền, khó khăn trong việc thu thập các số liệu về thiên tai.
Tiến sỹ Mori, chuyên gia nghiên cứu về thiên tai của Nhật Bản chia sẻ ngăn chặn tốc độ của dòng nước do sóng thần gây ra bằng cách xây dựng tường chắn đê biển, với chiều cao tương ứng với các số liệu dự báo của các đợt sóng thần.
Ở Nhật Bản, chiều cao của đê chắn sóng là khoảng 15m. Bên cạnh đó, khi xây dựng các công trình phòng chống thiên tai cần chú ý đến việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường… Tuy không ngăn chặn được trận sóng thần ngày 11/3/2011, nhưng đã giảm khá nhiều những thiệt hại lớn.
Các đại biểu nhận định Việt Nam không phải là nơi hứng chịu thảm họa sóng thần và động đất nhiều và mạnh như Nhật Bản, nhưng là một trong những quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thiên tai, bão lụt, sạt lở, trượt đất liên tiếp xảy ra, mức độ thiệt hại ngày càng tăng và bất thường.
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án phát triển đô thị (Bộ Xây dựng Việt Nam) cho biết Bộ đã triển khai Dự án “Nghiên cứu các đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu," nhằm đảm bảo hạn chế tối đa các tác động bất lợi, đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển cho các đô thị ven biển tham gia cùng cộng đồng quốc tế, trong nỗ lực giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đảm bảo phát triển đô thị ven biển bền vững.
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, cần phải có cơ quan quản lý xây dựng các công trình phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó nên thu thập các thông số về thủy triều, địa chất, địa hình, thiên tai, từ đó có thể đo được độ cao của sóng thần và tình hình động đất, lấy ý kiến từ người dân để xây dựng các công trình phòng chống thiên tai phù hợp, đảm bảo ngăn chặn và giảm thiểu thảm họa cho thiên tai tốt nhất.
Hiện hệ thống đô thị ven biển Việt Nam được phân bố trải dài trên 28 tỉnh, có 6 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động về thủy triều của biển. Tổng số 405 đô thị có 3.265km đường bờ biển, trong đó 335 đô thị thuộc các tỉnh ven biển và 70 đô thị thuộc 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long./.
Đây là hoạt động nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng quốc tế những bài học về quản lý rủi ro thiên tai và tái thiết của Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011.
Với sự tham dự của các nhà khoa học, học giả và các nhà quản lý, hoạch định chính sách quốc gia thuộc châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Indonesia, Chile, Iran…
Các đại biểu dự hội nghị tập trung thảo luận về kế hoạch xây dựng các công trình phòng chống thiên tai lũ lụt; các công trình chắn sóng; bài học từ thảm họa kép-động đất và sóng thần của Nhật Bản xảy ra hồi tháng 3/2011; đề xuất các giải pháp, kế hoạch liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai.
Đặc biệt, Hội thảo đặt trọng tâm vào các vấn đề của Việt Nam như xử lý thoát lũ từ trong đất liền, khó khăn trong việc thu thập các số liệu về thiên tai.
Tiến sỹ Mori, chuyên gia nghiên cứu về thiên tai của Nhật Bản chia sẻ ngăn chặn tốc độ của dòng nước do sóng thần gây ra bằng cách xây dựng tường chắn đê biển, với chiều cao tương ứng với các số liệu dự báo của các đợt sóng thần.
Ở Nhật Bản, chiều cao của đê chắn sóng là khoảng 15m. Bên cạnh đó, khi xây dựng các công trình phòng chống thiên tai cần chú ý đến việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường… Tuy không ngăn chặn được trận sóng thần ngày 11/3/2011, nhưng đã giảm khá nhiều những thiệt hại lớn.
Các đại biểu nhận định Việt Nam không phải là nơi hứng chịu thảm họa sóng thần và động đất nhiều và mạnh như Nhật Bản, nhưng là một trong những quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thiên tai, bão lụt, sạt lở, trượt đất liên tiếp xảy ra, mức độ thiệt hại ngày càng tăng và bất thường.
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án phát triển đô thị (Bộ Xây dựng Việt Nam) cho biết Bộ đã triển khai Dự án “Nghiên cứu các đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu," nhằm đảm bảo hạn chế tối đa các tác động bất lợi, đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển cho các đô thị ven biển tham gia cùng cộng đồng quốc tế, trong nỗ lực giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đảm bảo phát triển đô thị ven biển bền vững.
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, cần phải có cơ quan quản lý xây dựng các công trình phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó nên thu thập các thông số về thủy triều, địa chất, địa hình, thiên tai, từ đó có thể đo được độ cao của sóng thần và tình hình động đất, lấy ý kiến từ người dân để xây dựng các công trình phòng chống thiên tai phù hợp, đảm bảo ngăn chặn và giảm thiểu thảm họa cho thiên tai tốt nhất.
Hiện hệ thống đô thị ven biển Việt Nam được phân bố trải dài trên 28 tỉnh, có 6 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động về thủy triều của biển. Tổng số 405 đô thị có 3.265km đường bờ biển, trong đó 335 đô thị thuộc các tỉnh ven biển và 70 đô thị thuộc 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)