Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), ngày 1/7, cho biết chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất lớn của nước này đã được cải thiện trong quý 2, song hiện vẫn ở mức thấp do lo ngại quá trình phục hồi kinh tế diễn ra chậm chạp.
Trong báo cáo quý thường niên mà BOK công bố, chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất lớn trong quý trên, kết thúc vào tháng vừa qua, đã nâng lên mức -1 so với mức -4 trong quý 1 và cao hơn mức dự đoán -3 mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc thăm dò dư luận do tạp chí Dow Jones tiến hành trước đó.
Chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn cũng nâng lên mức +8 từ mức +5 trong quý 1 năm nay.
Chỉ số niềm tin kinh doanh được tính bằng tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp sản xuất cho rằng điều kiện kinh doanh của họ là "tốt" trừ đi số doanh nghiệp sản xuất cho rằng điều kiện kinh doanh của họ là "xấu," đồng thời đây cũng là một trong các chỉ số quan trọng mà BOJ lấy làm căn cứ để đưa ra các quyết sách về tiền tệ.
Thời gian qua, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang chứng kiến các số liệu kinh tế trái chiều nhau. Trong khi nhu cầu nội địa được cải thiện thì sản lượng của các nhà máy trong tháng Năm vừa qua lại suy giảm do xuất khẩu sang các thị trường chính, đặc biệt là châu Âu, giảm sút.
Trong tháng 6 vừa qua, BOJ đã trì hoãn đưa ra các gói kích thích kinh tế mới bằng việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ 0% đến 0,1% và giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 70.000 tỷ yen (khoảng 885 tỷ USD).
Mặc dù, nền kinh tế đã có những tín hiệu tốt, song Tokyo cho rằng cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu là trở ngại chính cho nỗ lực phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, trong khi Thủ tướng Yoshihiko Noda cuối tuần qua cảnh báo khoản nợ công lớn có thể khiến nước này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự tại khu vực châu Âu.
Trong khi đó, ngày 2/7, Cục Thuế quốc gia Nhật Bản cho biết tính đến đầu năm nay, giá đất ở Nhật Bản đã giảm trong năm thứ tư liên tiếp, mặc dù mức giảm rất nhỏ, trong khi đó thị trường bất động sản có dấu hiệu chạm đáy tại các khu vực đô thị.
Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào mùa Thu năm 2008, giá đất tại cả 47 tỉnh của Nhật Bản đều giảm; nhưng tại các thành phố lớn như thủ đô Tokyo, Aichi, Osaka và Fukuoka mức giảm rất thấp.
Suốt 27 năm vừa qua, giá đất ở khu vực buôn bán Ginza tại Tokyo luôn đứng ở mức đắt nhất Nhật Bản với giá hiện tại là 21,52 triệu yen/m2, giảm nhẹ với với mức 22 triệu yen/m2 trong năm ngoái./.
Trong báo cáo quý thường niên mà BOK công bố, chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất lớn trong quý trên, kết thúc vào tháng vừa qua, đã nâng lên mức -1 so với mức -4 trong quý 1 và cao hơn mức dự đoán -3 mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc thăm dò dư luận do tạp chí Dow Jones tiến hành trước đó.
Chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn cũng nâng lên mức +8 từ mức +5 trong quý 1 năm nay.
Chỉ số niềm tin kinh doanh được tính bằng tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp sản xuất cho rằng điều kiện kinh doanh của họ là "tốt" trừ đi số doanh nghiệp sản xuất cho rằng điều kiện kinh doanh của họ là "xấu," đồng thời đây cũng là một trong các chỉ số quan trọng mà BOJ lấy làm căn cứ để đưa ra các quyết sách về tiền tệ.
Thời gian qua, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang chứng kiến các số liệu kinh tế trái chiều nhau. Trong khi nhu cầu nội địa được cải thiện thì sản lượng của các nhà máy trong tháng Năm vừa qua lại suy giảm do xuất khẩu sang các thị trường chính, đặc biệt là châu Âu, giảm sút.
Trong tháng 6 vừa qua, BOJ đã trì hoãn đưa ra các gói kích thích kinh tế mới bằng việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ 0% đến 0,1% và giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 70.000 tỷ yen (khoảng 885 tỷ USD).
Mặc dù, nền kinh tế đã có những tín hiệu tốt, song Tokyo cho rằng cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu là trở ngại chính cho nỗ lực phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, trong khi Thủ tướng Yoshihiko Noda cuối tuần qua cảnh báo khoản nợ công lớn có thể khiến nước này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự tại khu vực châu Âu.
Trong khi đó, ngày 2/7, Cục Thuế quốc gia Nhật Bản cho biết tính đến đầu năm nay, giá đất ở Nhật Bản đã giảm trong năm thứ tư liên tiếp, mặc dù mức giảm rất nhỏ, trong khi đó thị trường bất động sản có dấu hiệu chạm đáy tại các khu vực đô thị.
Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào mùa Thu năm 2008, giá đất tại cả 47 tỉnh của Nhật Bản đều giảm; nhưng tại các thành phố lớn như thủ đô Tokyo, Aichi, Osaka và Fukuoka mức giảm rất thấp.
Suốt 27 năm vừa qua, giá đất ở khu vực buôn bán Ginza tại Tokyo luôn đứng ở mức đắt nhất Nhật Bản với giá hiện tại là 21,52 triệu yen/m2, giảm nhẹ với với mức 22 triệu yen/m2 trong năm ngoái./.
(TTXVN)