Ở Nhật Bản, những vụ gấu tấn công người trong năm nay tăng đột biến trong khi môi trường sống của loài vật này đang bị thu hẹp nhanh chóng, một xu hướng xảy ra do biến đổi khí hậu và thay đổi mô hình sử dụng đất.
Đài NHK (Nhật Bản) ngày 20/10 cho biết ít nhất bốn người chết và 80 người bị thương trong các vụ tấn công vào giai đoạn từ giữa tháng Tư đến tháng Chín vừa qua tại quốc đảo này, một đất nước có phần lớn diện tích được bao phủ bởi rừng núi.
Chỉ riêng đảo Hokkaido, khoảng 400 con gấu đã bị các thợ săn bắn hạ ngay gần những khu vực có dân cư sinh sống. Theo giới chức địa phương, khu vực này từng có hai người bị gấu vồ chết hồi đầu năm.
Ở tỉnh miền núi Fukushima, miền Trung Nhật Bản, nằm ở Đông Bắc Tokyo, hơn 150 con gấu đã bị triệt hạ do chúng xâm nhập vào khu dân cư.
Một số chuyên gia về thế giới hoang dã đổ lỗi cho sự oi bức của mùa Hè năm nay đã ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của loài động vật ăn tạp này và buộc loài gấu đen châu Á này phải “xuống núi” tìm thức ăn ở những nơi dân cư và trang trại có người sinh sống.
Ông Tatsuo Sato, một quan chức thuộc chính quyền tỉnh Fukushima, cho biết: "Mùa Hè quá oi bức và các yếu tố khác về khí hậu khiến nguồn thức ăn chính của loài gấu là quả đấu và quả hạch trong rừng khan hiếm.”
Ở một số khu vực, môi trường sống của gấu bị phá hủy là nguyên chính khiến loài vật này tiến gần hơn đến nơi con người sinh sống./.
Đài NHK (Nhật Bản) ngày 20/10 cho biết ít nhất bốn người chết và 80 người bị thương trong các vụ tấn công vào giai đoạn từ giữa tháng Tư đến tháng Chín vừa qua tại quốc đảo này, một đất nước có phần lớn diện tích được bao phủ bởi rừng núi.
Chỉ riêng đảo Hokkaido, khoảng 400 con gấu đã bị các thợ săn bắn hạ ngay gần những khu vực có dân cư sinh sống. Theo giới chức địa phương, khu vực này từng có hai người bị gấu vồ chết hồi đầu năm.
Ở tỉnh miền núi Fukushima, miền Trung Nhật Bản, nằm ở Đông Bắc Tokyo, hơn 150 con gấu đã bị triệt hạ do chúng xâm nhập vào khu dân cư.
Một số chuyên gia về thế giới hoang dã đổ lỗi cho sự oi bức của mùa Hè năm nay đã ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của loài động vật ăn tạp này và buộc loài gấu đen châu Á này phải “xuống núi” tìm thức ăn ở những nơi dân cư và trang trại có người sinh sống.
Ông Tatsuo Sato, một quan chức thuộc chính quyền tỉnh Fukushima, cho biết: "Mùa Hè quá oi bức và các yếu tố khác về khí hậu khiến nguồn thức ăn chính của loài gấu là quả đấu và quả hạch trong rừng khan hiếm.”
Ở một số khu vực, môi trường sống của gấu bị phá hủy là nguyên chính khiến loài vật này tiến gần hơn đến nơi con người sinh sống./.
Cao Phong (Vietnam+)