Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, đất nước Mặt trời mọc tiếp tục là chủ nợ lớn nhất thế giới trong năm 2012, ghi dấu năm thứ 22 liên tiếp đứng ở vị trí này.
Các chuyên gia phân tích nhận định, một trong những nguyên nhân giúp Nhật Bản trụ vững ở ngôi vị này là do đồng USD mạnh lên khiến giá trị các tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản được "thổi" lên.
Xếp hạng trên phản ánh hiệu số giữa giá trị các tài sản tại nước ngoài trừ đi các khoản nợ nước ngoài. Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, tài sản ròng của nước này ở hải ngoại tính đến cuối năm 2012 ở mức 296.300 tỷ yên (tương đương 2.900 tỷ USD theo tỷ giá ngày 28/5).
Đồng nội tệ của nước này đã bị sức ép lớn và liên tục "rơi" kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thắng lớn trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012 với cam kết thúc đẩy tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thông qua kế hoạch tăng mạnh chi tiêu chính phủ và áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Đồng yen yếu có nghĩa là các tài sản được định giá bằng đồng tiền khác, chẳng hạn như đồng USD, sẽ trở nên có giá hơn khi quy đổi ra yen.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng chưa chắc Nhật Bản sẽ giữ được "danh hiệu" trên trong thời gian tới, trong bối cảnh phải đối mặt với thâm hụt thương mại lớn (do chi phí nhập khẩu năng lượng leo thang sau thảm họa hạt nhân Fukushima), trong khi Tokyo đang phải gánh một núi nợ công.
Không những thế, những biện pháp tăng chi tiêu của ông Abe đang đe doạ thổi phồng gánh nợ công này - hiện đã nhiều hơn gấp đôi quy mô của kinh tế Nhật Bản, và là mức nợ tồi tệ nhất trong nhóm các nước công nghiệp hóa.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, Tsuyoshi Nakazawa, chuyên gia phân tích đầu tư nước ngoài tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho rằng hiệu ứng tỷ giá (USD/yen) chỉ đem lại sự gia tăng tạm thời của giá trị tài sản ở nước ngoài.
Việc Nhật Bản có giữ được vị trí là chủ nợ lớn nhất thế giới hay không sẽ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh kinh tế cũng như mô hình tiêu thụ năng lượng của nước này.
Đứng sau Nhật Bản là Trung Quốc đại lục, với giá trị tài sản ở nước ngoài năm 2012 đạt 150.300 tỷ yen. Tiếp theo là Đức (121.900 tỷ yen), Thụy Sĩ (84.700 tỷ yen) và Hong Kong (63.400 tỷ yen)./.
Các chuyên gia phân tích nhận định, một trong những nguyên nhân giúp Nhật Bản trụ vững ở ngôi vị này là do đồng USD mạnh lên khiến giá trị các tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản được "thổi" lên.
Xếp hạng trên phản ánh hiệu số giữa giá trị các tài sản tại nước ngoài trừ đi các khoản nợ nước ngoài. Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, tài sản ròng của nước này ở hải ngoại tính đến cuối năm 2012 ở mức 296.300 tỷ yên (tương đương 2.900 tỷ USD theo tỷ giá ngày 28/5).
Đồng nội tệ của nước này đã bị sức ép lớn và liên tục "rơi" kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thắng lớn trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012 với cam kết thúc đẩy tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thông qua kế hoạch tăng mạnh chi tiêu chính phủ và áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Đồng yen yếu có nghĩa là các tài sản được định giá bằng đồng tiền khác, chẳng hạn như đồng USD, sẽ trở nên có giá hơn khi quy đổi ra yen.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng chưa chắc Nhật Bản sẽ giữ được "danh hiệu" trên trong thời gian tới, trong bối cảnh phải đối mặt với thâm hụt thương mại lớn (do chi phí nhập khẩu năng lượng leo thang sau thảm họa hạt nhân Fukushima), trong khi Tokyo đang phải gánh một núi nợ công.
Không những thế, những biện pháp tăng chi tiêu của ông Abe đang đe doạ thổi phồng gánh nợ công này - hiện đã nhiều hơn gấp đôi quy mô của kinh tế Nhật Bản, và là mức nợ tồi tệ nhất trong nhóm các nước công nghiệp hóa.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, Tsuyoshi Nakazawa, chuyên gia phân tích đầu tư nước ngoài tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho rằng hiệu ứng tỷ giá (USD/yen) chỉ đem lại sự gia tăng tạm thời của giá trị tài sản ở nước ngoài.
Việc Nhật Bản có giữ được vị trí là chủ nợ lớn nhất thế giới hay không sẽ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh kinh tế cũng như mô hình tiêu thụ năng lượng của nước này.
Đứng sau Nhật Bản là Trung Quốc đại lục, với giá trị tài sản ở nước ngoài năm 2012 đạt 150.300 tỷ yen. Tiếp theo là Đức (121.900 tỷ yen), Thụy Sĩ (84.700 tỷ yen) và Hong Kong (63.400 tỷ yen)./.
Hương Giang (TTXVN)