Ngày 10/10, Nhật Bản và Ấn Độ đã nhất trí tiến hành nghiên cứu chung nhằm tìm kiếm các biện pháp mua khí hóa lỏng (LNG) với giá rẻ hơn từ các nước khác trên thế giới.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc đối thoại tại Tokyo giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Ủy ban kế hoạch phụ trách chính sách năng lượng của Ấn Độ trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với chi phí nhiên liệu tăng để sản xuất nhiệt điện bù đắp cho lượng điện hạt nhân thiếu hụt sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Gánh nặng này đang đặt ra câu hỏi tại đất nước nghèo tài nguyên về việc liệu có phải tiếp tục phụ thuộc nhiều vào điện hạt nhân hay không.
Tuyên bố sau cuộc đối thoại trên nói rằng “Nhật Bản, nước tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới, và Ấn Độ, nước sẽ có mức tiêu thụ tăng mạnh trong tương lai, sẽ hợp tác để đảm bảo nguồn cung LNG ổn định và chi phí thấp.”
Một quan chức Nhật Bản cho biết, thông qua nghiên cứu chung, hai nước nhập khẩu LNG lớn nhất và thứ 5 thế giới dự kiến sẽ tiến hành thảo luận với quan điểm nhằm thiết lập một chỉ số giá cụ thể cho LNG ở châu Á.
Giá LNG Nhật Bản và các nước châu Á khác nhập khẩu cao hơn so với Mỹ và các nước châu Âu vì giá ở châu Á gắn với giá dầu thô theo các hợp đồng dài hạn.
Theo tuyên bố trên, hai nước cũng nhất trí về tầm quan trọng của hợp tác hạt nhân dân sự và khẳng định sự cần thiết phải tăng cường an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Họ cũng nhấn mạnh tới viện trợ kỹ thuật của Nhật Bản cho Ấn Độ trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng và năng lượng có khả năng tái tạo.
Khoảng 20 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động ở Ấn Độ và nền kinh tế mới nổi này có kế hoạch tăng thêm số lò phản ứng hạt nhân. Nhật Bản và Ấn Độ hiện đang đàm phán về hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, một hiệp định quy định khung pháp lý cho xuất khẩu các công nghệ điện hạt nhân vì mục đích sử dụng hòa bình./.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc đối thoại tại Tokyo giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Ủy ban kế hoạch phụ trách chính sách năng lượng của Ấn Độ trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với chi phí nhiên liệu tăng để sản xuất nhiệt điện bù đắp cho lượng điện hạt nhân thiếu hụt sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Gánh nặng này đang đặt ra câu hỏi tại đất nước nghèo tài nguyên về việc liệu có phải tiếp tục phụ thuộc nhiều vào điện hạt nhân hay không.
Tuyên bố sau cuộc đối thoại trên nói rằng “Nhật Bản, nước tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới, và Ấn Độ, nước sẽ có mức tiêu thụ tăng mạnh trong tương lai, sẽ hợp tác để đảm bảo nguồn cung LNG ổn định và chi phí thấp.”
Một quan chức Nhật Bản cho biết, thông qua nghiên cứu chung, hai nước nhập khẩu LNG lớn nhất và thứ 5 thế giới dự kiến sẽ tiến hành thảo luận với quan điểm nhằm thiết lập một chỉ số giá cụ thể cho LNG ở châu Á.
Giá LNG Nhật Bản và các nước châu Á khác nhập khẩu cao hơn so với Mỹ và các nước châu Âu vì giá ở châu Á gắn với giá dầu thô theo các hợp đồng dài hạn.
Theo tuyên bố trên, hai nước cũng nhất trí về tầm quan trọng của hợp tác hạt nhân dân sự và khẳng định sự cần thiết phải tăng cường an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Họ cũng nhấn mạnh tới viện trợ kỹ thuật của Nhật Bản cho Ấn Độ trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng và năng lượng có khả năng tái tạo.
Khoảng 20 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động ở Ấn Độ và nền kinh tế mới nổi này có kế hoạch tăng thêm số lò phản ứng hạt nhân. Nhật Bản và Ấn Độ hiện đang đàm phán về hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, một hiệp định quy định khung pháp lý cho xuất khẩu các công nghệ điện hạt nhân vì mục đích sử dụng hòa bình./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)