Theo Bộ Công Thương, sau khi xuất siêu vào tháng Chín thì thâm hụt thương mại của Việt Nam có dấu hiệu tăng trở lại, đạt khoảng 500 triệu USD trong tháng Mười.
Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nội còn tiếp tục gặp khó khăn.
Nhập siêu trở lại
Báo cáo tại Hội nghị giao ban công tác tháng Mười do Bộ Công Thương tổ chức sáng 29/10, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho hay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Mười ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng Chín và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và tăng 17,7% so với tháng 10/2011. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ.
Mặt hàng dệt và may mặc tiếp tục dẫn đầu trong tháng Mười, đạt 1,4 tỷ USD ( tính chung 10 tháng ước đạt 12,54 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ). Theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, mặc dù khó khăn nhiều hơn nhưng sản xuất của ngành dệt may vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn, đảm bảo cán cân thương mại của cả nước.
Ngoài ra, điện thoại các loại và linh kiện điện tử cũng có kim ngạch khá, đạt 1,3 tỷ USD trong tháng Mười. Xuất khẩu dầu thô đạt giá trị 800 triệu USD; thủy sản đạt 550 triệu USD...
Còn về nhập khẩu, trong tháng Mười kim ngạch ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 79,82% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 17,5%, Nhật Bản tăng 13,8%, châu Âu giảm 6,9%...
Lũy kế mười tháng của năm 2012 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 187,257 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu đạt 93,807 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong số 93,45 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, thì khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm trên 55%, tương đương 51,55 tỷ USD.
Như vậy, tháng 10/2012 con số nhập siêu là 500 triệu USD và tính chung mười tháng, cả nước ước nhập siêu 357 triệu USD, bằng 0,4% và vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Doanh nghiệp nội "chưa đá đã thua"
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhập siêu thấp hơn năm trước là một tín hiệu đáng mừng (10 tháng năm 2011 nhập siêu là 8,9 tỷ USD), góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Nhưng mặt khác, con số này cũng cho thấy nhu cầu phục vụ sản xuất trong nước đang giảm sút.
Có thể thấy, trong số các ngành có mức tăng trưởng khá thì ngành da giày và túi xách Việt Nam là một điểm sáng, đa số các doanh nghiệp làm ăn tốt và có lợi nhuận, hàng tồn kho giảm.
Tuy nhiên, khi đánh giá về tình hình xuất khẩu thời gian qua, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam lại tỏ ra băn khoăn vì qua thống kê, toàn bộ các doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng 35%, xuất khẩu thặng dư trên 1,5 tỷ USD nhưng doanh nghiệp nội lại nhập siêu trên 1,8 tỷ USD.
"Nếu không cẩn thận thì doanh nghiệp trong nước sẽ bị các doanh nghiệp FDI lấn át, đơn giản vì họ có ưu thế về vốn cộng với các tập đoàn mẹ đứng sau nên ăn sâu vào chuỗi toàn cầu có thể đứng vững trong khó khăn, trong khi doanh nghiệp nội phải vay lãi suất cao gấp 3-4 lần thì chưa đá đã thua rồi," ông Thuấn nói.
Theo thống kê, qua 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 58,55 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 62,65% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Như vậy, khối này đã xuất siêu 9,36 tỷ USD trong mười tháng.
Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng cho rằng, hai tháng cuối năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 9,35 tỷ USD/tháng và cả năm có thể đạt con số 113 tỷ USD, nhưng xét về mức tổng thể thì mức tăng của khối doanh nghiệp trong nước rất thấp, chỉ khoảng 1% và lợi thế đang nghiêng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ thực tế trên, theo bà Hà, cần xem xét để tháo gỡ các khó khăn về vốn vay và lãi suất đồng thời kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước kéo dài việc gia hạn vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm vượt qua khó khăn.
Đánh giá bức tranh xuất nhập khẩu những tháng đầu năm, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhìn chung xuất khẩu vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt, hơn nữa nhập khẩu của nhóm cần hạn chế và cần kiểm soát nhập khẩu đã giảm; còn nhập khẩu của nhóm cần nhập khẩu vẫn tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất...
Theo Bộ trưởng, để đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 từ 10%-12% trong bối cảnh khó khăn về thị trường và những mặt hàng xuất khẩu mới chưa có dấu hiệu khả quan thì cần nhiều biện pháp quyết liệt.
Cụ thể, công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu đi cùng với đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước vẫn là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ giúp tiêu thụ hàng tồn kho, phát triển sản xuất trong nước mà còn giúp tăng trưởng xuất khẩu bền vững hơn.
Bộ trưởng cho biết: Bộ Công Thương đã phê duyệt 24 đề án xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí là 13,68 tỷ đồng cho ba tháng cuối năm 2012 nhằm định hướng xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước để góp phần giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.
"Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xuất khẩu; điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất-nhập khẩu và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan theo hướng hỗ trợ tối đa sản xuất trong nước và thúc đẩy kinh doanh, xuất khẩu," Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nội còn tiếp tục gặp khó khăn.
Nhập siêu trở lại
Báo cáo tại Hội nghị giao ban công tác tháng Mười do Bộ Công Thương tổ chức sáng 29/10, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho hay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Mười ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng Chín và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và tăng 17,7% so với tháng 10/2011. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ.
Mặt hàng dệt và may mặc tiếp tục dẫn đầu trong tháng Mười, đạt 1,4 tỷ USD ( tính chung 10 tháng ước đạt 12,54 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ). Theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, mặc dù khó khăn nhiều hơn nhưng sản xuất của ngành dệt may vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn, đảm bảo cán cân thương mại của cả nước.
Ngoài ra, điện thoại các loại và linh kiện điện tử cũng có kim ngạch khá, đạt 1,3 tỷ USD trong tháng Mười. Xuất khẩu dầu thô đạt giá trị 800 triệu USD; thủy sản đạt 550 triệu USD...
Còn về nhập khẩu, trong tháng Mười kim ngạch ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 79,82% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 17,5%, Nhật Bản tăng 13,8%, châu Âu giảm 6,9%...
Lũy kế mười tháng của năm 2012 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 187,257 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu đạt 93,807 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong số 93,45 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, thì khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm trên 55%, tương đương 51,55 tỷ USD.
Như vậy, tháng 10/2012 con số nhập siêu là 500 triệu USD và tính chung mười tháng, cả nước ước nhập siêu 357 triệu USD, bằng 0,4% và vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Doanh nghiệp nội "chưa đá đã thua"
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhập siêu thấp hơn năm trước là một tín hiệu đáng mừng (10 tháng năm 2011 nhập siêu là 8,9 tỷ USD), góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Nhưng mặt khác, con số này cũng cho thấy nhu cầu phục vụ sản xuất trong nước đang giảm sút.
Có thể thấy, trong số các ngành có mức tăng trưởng khá thì ngành da giày và túi xách Việt Nam là một điểm sáng, đa số các doanh nghiệp làm ăn tốt và có lợi nhuận, hàng tồn kho giảm.
Tuy nhiên, khi đánh giá về tình hình xuất khẩu thời gian qua, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam lại tỏ ra băn khoăn vì qua thống kê, toàn bộ các doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng 35%, xuất khẩu thặng dư trên 1,5 tỷ USD nhưng doanh nghiệp nội lại nhập siêu trên 1,8 tỷ USD.
"Nếu không cẩn thận thì doanh nghiệp trong nước sẽ bị các doanh nghiệp FDI lấn át, đơn giản vì họ có ưu thế về vốn cộng với các tập đoàn mẹ đứng sau nên ăn sâu vào chuỗi toàn cầu có thể đứng vững trong khó khăn, trong khi doanh nghiệp nội phải vay lãi suất cao gấp 3-4 lần thì chưa đá đã thua rồi," ông Thuấn nói.
Theo thống kê, qua 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 58,55 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 62,65% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Như vậy, khối này đã xuất siêu 9,36 tỷ USD trong mười tháng.
Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng cho rằng, hai tháng cuối năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 9,35 tỷ USD/tháng và cả năm có thể đạt con số 113 tỷ USD, nhưng xét về mức tổng thể thì mức tăng của khối doanh nghiệp trong nước rất thấp, chỉ khoảng 1% và lợi thế đang nghiêng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ thực tế trên, theo bà Hà, cần xem xét để tháo gỡ các khó khăn về vốn vay và lãi suất đồng thời kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước kéo dài việc gia hạn vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm vượt qua khó khăn.
Đánh giá bức tranh xuất nhập khẩu những tháng đầu năm, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhìn chung xuất khẩu vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt, hơn nữa nhập khẩu của nhóm cần hạn chế và cần kiểm soát nhập khẩu đã giảm; còn nhập khẩu của nhóm cần nhập khẩu vẫn tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất...
Theo Bộ trưởng, để đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 từ 10%-12% trong bối cảnh khó khăn về thị trường và những mặt hàng xuất khẩu mới chưa có dấu hiệu khả quan thì cần nhiều biện pháp quyết liệt.
Cụ thể, công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu đi cùng với đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước vẫn là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ giúp tiêu thụ hàng tồn kho, phát triển sản xuất trong nước mà còn giúp tăng trưởng xuất khẩu bền vững hơn.
Bộ trưởng cho biết: Bộ Công Thương đã phê duyệt 24 đề án xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí là 13,68 tỷ đồng cho ba tháng cuối năm 2012 nhằm định hướng xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước để góp phần giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.
"Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xuất khẩu; điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất-nhập khẩu và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan theo hướng hỗ trợ tối đa sản xuất trong nước và thúc đẩy kinh doanh, xuất khẩu," Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)