Ngày 8/2, ông David Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vietnam Waste Solutions (VWS) cho biết công ty này vừa nhập về một dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón compost từ rác hỗn hợp, trị giá gần 7 triệu USD.
Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á nhập công nghệ sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt chưa phân loại theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Dây chuyền khép kín này gồm 4 modun, tự động phân loại rác hỗn hợp theo đặc thù rác tại Việt Nam hiện nay và sản xuất ra loại phân bón compost có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn cho công nhân xử lý rác.
Công suất của dây chuyền này có thể xử lý 25 tấn rác/giờ. Tuy nhiên, với loại rác thải sinh hoạt hiện nay tại địa phương - không có các loại rác vô cơ cỡ lớn như tủ lạnh, máy vi tính, lốp ôtô… công suất xử lý rác có thể nâng lên đến 1.000 tấn/ngày.
Khu xử lý rác Đa Phước nằm ở quận Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh do VWS điều hành hiện tiếp nhận mỗi ngày 3.000 tấn rác thải.
Trước đó VWS đã nhập một dây chuyền tái chế rác vô cơ trị giá khoảng 10 triệu USD, nhưng dây chuyền này hiện vẫn phải “trùm mền” vì không có đủ lượng rác đã phân loại như hợp đồng, do tập quán của người dân tại đây vẫn chưa phân loại riêng các loại rác hữu cơ và vô cơ tại nguồn./.
Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á nhập công nghệ sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt chưa phân loại theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Dây chuyền khép kín này gồm 4 modun, tự động phân loại rác hỗn hợp theo đặc thù rác tại Việt Nam hiện nay và sản xuất ra loại phân bón compost có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn cho công nhân xử lý rác.
Công suất của dây chuyền này có thể xử lý 25 tấn rác/giờ. Tuy nhiên, với loại rác thải sinh hoạt hiện nay tại địa phương - không có các loại rác vô cơ cỡ lớn như tủ lạnh, máy vi tính, lốp ôtô… công suất xử lý rác có thể nâng lên đến 1.000 tấn/ngày.
Khu xử lý rác Đa Phước nằm ở quận Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh do VWS điều hành hiện tiếp nhận mỗi ngày 3.000 tấn rác thải.
Trước đó VWS đã nhập một dây chuyền tái chế rác vô cơ trị giá khoảng 10 triệu USD, nhưng dây chuyền này hiện vẫn phải “trùm mền” vì không có đủ lượng rác đã phân loại như hợp đồng, do tập quán của người dân tại đây vẫn chưa phân loại riêng các loại rác hữu cơ và vô cơ tại nguồn./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)