Nhân tố sẽ làm suy yếu an ninh châu Âu-Đại Tây Dương

Đại sứ Nga tại Mỹ đã có bài viết nói đến tầm quan trọng của Hiệp ước Bầu trời Mở đối với sự ổn định và an ninh của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.
Nhân tố sẽ làm suy yếu an ninh châu Âu-Đại Tây Dương ảnh 1Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. (Nguồn: The Moscow Times)

Theo Trang mạng nationalinterest.org, Anatoly Antonov, Đại sứ Nga tại Mỹ, mới đây có bài viết bình luận về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở (OST). Nội dung bài viết như sau:

Sau quyết định gần đây của Washington rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Nga đã bị cả chính quyền Mỹ và các nhà phân tích chính trị cáo buộc vi phạm rất nhiều mục trong thỏa thuận này. Tuy nhiên, người Nga sẽ không thanh minh gì cả. Cách tiếp cận của chúng tôi được thể hiện rõ ràng trong các ý kiến của Bộ Ngoại giao và một số quan chức Nga. Thay vào đó, chúng tôi muốn thử một lần nữa nói đến tầm quan trọng của hiệp ước này đối với sự ổn định và an ninh của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.

Chuyên gia phân tích Patty-Jane Geller của Tổ chức Heritage Foundation gần đây đã đánh giá tình hình liên quan đến hiệp ước này cũng như quan điểm của Nga về vấn đề này trong một bản tin đầu tiên được The Daily Signal xuất bản và sau đó được National Interest tái bản. Những lời chỉ trích của bà Patty-Jane Geller về chính sách của Nga là không có cơ sở.

Chúng tôi đã nhiều lần đưa ra những con số cụ thể, do đó, những tuyên bố về việc Nga không thực hiện đầy đủ thỏa thuận này là vô căn cứ. Đồng thời, bất chấp sự vô lý của hầu hết các cáo cuộc, chúng tôi luôn thể hiện sự cởi mở trong việc thảo luận các vấn đề mà Washington DC. lo lắng. Chính vì lẽ đó, Ủy ban Tham vấn Bầu trời Mở đã được thành lập theo Hiệp ước Bầu trời Mở chỉ vì mục đích này.

Về phần mình, chúng tôi cũng có một số khiếu nại về việc Mỹ không tuân thủ các điều khoản của hiệp ước. Cụ thể, những vi phạm có liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn trong các chuyến bay do thám trên lãnh thổ nước Mỹ, áp đặt các hạn chế về khoảng cách tối đa của các chuyến bay do thám trên quần đảo Hawaii và Aleuti cũng như độ cao của máy bay do thám.

Sự khác biệt là chúng tôi đã sẵn sàng - và chúng tôi đã nhiều lần chứng minh điều đó, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật mà hai bên có thể chấp nhận trên bàn đàm phán. Ngược lại, Washington dường như tin rằng điều quan trọng là thoát khỏi một thỏa thuận mà họ cho là đang “trói buộc chân tay” mình.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể, một mặt, thể hiện sự vô lý trong các cáo buộc của Mỹ đối với Nga, mặt khác, giúp người đọc hiểu hơn về quan điểm của chúng tôi. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng các chuyên gia quân sự, tức là những chuyên gia tham gia các vấn đề của Hiệp ước Bầu trời Mở, có thể luôn tìm thấy lý do để bày tỏ lo ngại. Ví dụ, Mỹ tuyên bố rằng chúng tôi không cho phép máy báy Mỹ bay qua Kaliningrad. Về mặt kỹ thuật, điều này chỉ đúng một phần. Trên thực tế, nó không bị cấm, mặc dù có những hạn chế nhất định.

Tôi muốn chỉ ra rằng nếu một nước muốn có cái nhìn về khu vực Kaliningrad, họ có thể thực hiện một chuyến bay mà theo đó họ có thể quan sát được khoảng 90% khu vực này. Trong khi đó, Mỹ không cho phép máy bay Nga bay qua Alaska. Nếu so sánh với Mỹ, máy bay của chúng tôi chỉ có thể bay qua 3% lãnh thổ Alaska. Vậy, sự thật nằm ở đâu? Đâu là sự cân bằng lợi ích ở đây?

[Mỹ thông báo ý định rút khỏi hiệp ước Bầu trời Mở]

Trải qua gần 20 năm tồn tại, Hiệp ước Bầu trời Mở đã chứng tỏ là một cơ chế hiệu quả cho việc xây dựng lòng tin và hợp tác giữa các bên, bao gồm cả các bộ quốc phòng. Cho đến nay, hiệp ước này đã cho phép quân đội thực hiện các chuyến bay qua các nước láng giềng.

Có thể chắc chắn rằng không có sự xâm lược nào được lên kế hoạch và không có hành động quân sự nguy hiểm nào diễn ra. Do đó, thỏa thuận này đã giúp cho hoạt động quân sự minh bạch (trước hết là các nước NATO và Nga), thúc đẩy giảm căng thẳng và ngăn chặn sự giải thích sai về ý định của mỗi bên. Chúng tôi tin rằng hiệp ước này vẫn có thích đáng. Tầm quan trọng của kênh trao đổi quan điểm cấp chuyên viên có thể không được đánh giá cao, đặc biệt là vào thời điểm Nga và các nước phương Tây thiếu lòng tin và các cuộc đối thoại về các vấn đề an ninh quân sự.

Giá trị đặc biệt của Hiệp ước Bầu trời Mở cũng được xác định bởi thực tế rằng đây là một trong những thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý cuối cùng giữa các siêu cường hạt nhân để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và minh bạch trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng về kiểm soát vũ khí.

Bất chấp thực tế rằng sự hữu ích của hiệp ước này là rõ ràng đối với mọi người, quyết định của Washington không hề bất ngờ. Người ta chỉ cần quan sát xu hướng những năm gần đây của cơ sở pháp lý quốc tế về kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân đang từng bước bị pháp hủy bởi một quốc gia cụ thể.

Nhân tố sẽ làm suy yếu an ninh châu Âu-Đại Tây Dương ảnh 2(Ảnh minh họa. Nguồn: tass.com)

Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước tên lửa chống đạn đạo (ABM) năm 2002, Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPA) năm 2018, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 2019. Hiện giờ, tương lai của Hiệp ước START Mới đang gặp nguy hiểm. Mỹ sử dụng biện pháp tương tự mọi lúc: các hành động đơn phương của Mỹ luôn được thực hiện bởi các chiến dịch tuyên truyền cáo buộc vô căn cứ đối với các nước khác, trên hết là Nga, vi phạm thỏa thuận nay hay thỏa thuận kia. Chúng ta có thể chứng kiến kịch bản tương tự với Hiệp ước Bầu trời Mở.

Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt nhỏ khi so sánh với Hiệp ước ABM và Hiệp ước INF. Đáng chú ý nhất, không có đồng minh gần gũi nào của Mỹ đưa ra những cáo buộc gay gắt về sự tuân thủ của Nga đối với hiệp ước này, điều này có nghĩa là phần lớn các bên tham gia không coi tình hình hiện nay là nghiêm trọng, không bắt buộc việc chấm dứt thỏa thuận.

Thậm chí, tại cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại Brussels hồi tháng 5/2019, sự ủng hộ đối với động thái của Mỹ chống lại an ninh quốc tế là không nhiều. Vì vậy, trong sáu tháng tới, chúng ta có thể thấy mình ở trong tình trạng mà các quốc gia NATO (không có Mỹ), các nước châu Âu không phải là thành viên NATO và Nga sẽ thực sự tuân thủ Hiệp ước Bầu trời Mở. Điều đó có nghĩa họ sẽ cho phép các chuyến bay do thám trên lãnh thổ của nhau. Nhưng Mỹ thì không!

[Dư luận trái chiều về quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở của Mỹ]

Theo một số nguồn tin, trong những trường hợp như vậy, Washington sẽ sẵn sàng cho phép các đồng minh của mình sử dụng các máy bay Mỹ theo hiệp ước OST thu thập thông tin trên lãnh thổ Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa, các đồng minh của Mỹ sẽ đền đáp sự ủng hộ này bằng cách chia sẻ những bức ảnh với Mỹ.

Một vấn đề được đặt ra là Nga sẽ làm gì trong một tình huống như vậy? Một nhà phân tích nổi tiếng, thường xuyên viết bài cho National Interest, đưa ra một cảnh báo “thân thiện” rằng Nga nên đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Donald Trump, nếu không tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Tình hình hiện nay đòi hỏi rằng tất cả chúng ta nhìn nhận nghiêm túc về những hậu quả của việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Chúng ta cần có những nỗ lực phối hợp để cứu lấy hiệp ước vốn rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Bất kỳ hiệp ước ràng buộc pháp lý nào cũng là một sự cân bằng tinh tế về lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên. Dù lý do thực sự khiến Mỹ từ bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở là gì, rõ ràng tất cả các bên tham gia hiệp ước này nói riêng và an ninh quốc tế nói chung sẽ bị thiệt hại.

Các đồng minh châu Âu của Washington hiểu rõ về những rủi ro gia tăng đối với sự ổn định ở châu lục này và hầu hết trong số họ chỉ trích ý định của Nhà Trắng. Chúng tôi cảm thông với sự lo lắng của họ. Bất chấp thực tế rằng Nga - giống như Mỹ, đã có những phương tiện kỹ thuật quốc gia tiên tiến (mà, nếu cần thiết, sẽ cho phép Moskva bù đắp phần lớn dữ liệu được thu thập theo hiệp ước này), trước tiên chúng tôi đánh giá cao Bầu trời Mở về vai trò quan trọng của nó như một công cụ xây dựng lòng tin và thúc đẩy đối thoại.

Trong bối cảnh tình hình toàn cầu ngày càng biến động như hiện nay, cộng đồng quốc tế không thể “lãng phí” các thỏa thuận như Hiệp ước Bầu trời Mở./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục