Tại thị trường Singapore phiên 3/11, đồng euro suy yếu so với đồng USD, trong bối cảnh Hy Lạp phải đối mặt với cơn giận của châu Âu sau khi Athens quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận cứu trợ mà Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dành cho nước này.
Đồng euro được giao dịch với giá 1,3693 USD/euro và 106,87 yen/euro, so với mức 1,3746 USD/euro và 107,28 yen/euro ở thời điểm cuối phiên 2/11 tại New York. Còn tỷ giá USD/yen hầu như không thay đổi, vững ở mức 78,05 yen/USD. Các thị trường tài chính Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ phiên 3/11.
[Khủng hoảng Eurozone: Khi Hy Lạp vẫn là ngòi nổ]
Simon Teo, chuyên gia giao dịch tiền tệ tại Phillip Futures (có trụ sở tại Singapore) nhận định cuộc trưng cầu dân ý do Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khởi xướng sẽ chỉ khiến cho "thể trạng" của đồng euro yếu đi.
Các nước châu Âu nổi giận khi cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 4/12, có nguy cơ gây tổn hại tới thỏa thuận cứu trợ của Eurozone vừa mới "ra đời" cách đây một tuần.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh của G20, Pháp và Đức đã đưa ra tối hậu thư cho Athens rằng nếu không nhất trí với thỏa thuận cứu trợ, Hy Lạp sẽ không nhận được thêm 1 xu nào từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Sau quyết định gây sốc của Hy Lạp, đồng USD đã lên giá khi nhiều nhà đầu tư đổ xô vào đồng tiền vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" này. Chuyên gia Teo cảnh báo các thị trường sẽ vẫn trong cảnh hỗn loạn trong thời gian ngắn hạn.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 3/11 tại Singapore, đồng USD lên giá so với nhiều đồng tiền châu Á, trong đó có đồng SGD (Singapore), won (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan), rupiah (Indonesia) và peso (Philippines).
Hiện giới đầu tư tiền tệ đang chờ đợi quyết sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Một số nhà giao dịch dự báo ECB sẽ hạ lãi suất do lo ngại Eurozone sẽ trượt vào suy thoái.
Trong khi đó, ngày 2/11, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố duy trì chính sách tiền tệ lỏng và nhận định nguy cơ lạm phát đã giảm./.
Đồng euro được giao dịch với giá 1,3693 USD/euro và 106,87 yen/euro, so với mức 1,3746 USD/euro và 107,28 yen/euro ở thời điểm cuối phiên 2/11 tại New York. Còn tỷ giá USD/yen hầu như không thay đổi, vững ở mức 78,05 yen/USD. Các thị trường tài chính Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ phiên 3/11.
[Khủng hoảng Eurozone: Khi Hy Lạp vẫn là ngòi nổ]
Simon Teo, chuyên gia giao dịch tiền tệ tại Phillip Futures (có trụ sở tại Singapore) nhận định cuộc trưng cầu dân ý do Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khởi xướng sẽ chỉ khiến cho "thể trạng" của đồng euro yếu đi.
Các nước châu Âu nổi giận khi cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 4/12, có nguy cơ gây tổn hại tới thỏa thuận cứu trợ của Eurozone vừa mới "ra đời" cách đây một tuần.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh của G20, Pháp và Đức đã đưa ra tối hậu thư cho Athens rằng nếu không nhất trí với thỏa thuận cứu trợ, Hy Lạp sẽ không nhận được thêm 1 xu nào từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Sau quyết định gây sốc của Hy Lạp, đồng USD đã lên giá khi nhiều nhà đầu tư đổ xô vào đồng tiền vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" này. Chuyên gia Teo cảnh báo các thị trường sẽ vẫn trong cảnh hỗn loạn trong thời gian ngắn hạn.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 3/11 tại Singapore, đồng USD lên giá so với nhiều đồng tiền châu Á, trong đó có đồng SGD (Singapore), won (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan), rupiah (Indonesia) và peso (Philippines).
Hiện giới đầu tư tiền tệ đang chờ đợi quyết sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Một số nhà giao dịch dự báo ECB sẽ hạ lãi suất do lo ngại Eurozone sẽ trượt vào suy thoái.
Trong khi đó, ngày 2/11, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố duy trì chính sách tiền tệ lỏng và nhận định nguy cơ lạm phát đã giảm./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)