Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 27/9, giá dầu phục hồi nhờ hoạt động "săn" hàng giá rẻ. Tuy nhiên, tình trạng hỗn độn leo thang tại Hy Lạp và Tây Ban Nha đã hạn chế đà tăng giá của "vàng đen".
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2012 tăng 32 xu lên 90,3 USD/thùng, sau khi để tuột mốc 90 USD/thùng trong phiên 26/9. Còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 15 xu lên 110,19 USD/thùng.
Trên thị trường năng lượng, tâm lý của nhà đầu tư bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc tổng bãi công ở Hy Lạp và các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha để phản đối việc thực thi chính sách khắc khổ nhằm đổi ấy gói cứu trợ tài chính. Jason Hughes, cán bộ cao cấp tại IG Markets Singapore, nhận định ưu tiên lớn nhất đối với nhà đầu tư lại quay về châu Âu, với Tây Ban Nha và Hy Lạp là mối quan ngại chính.
Dự kiến, trong ngày 27/9, Chính phủ Tây Ban Nha phải thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ năm 2013, với số tiền tiết kiệm 39 tỷ euro (50 tỷ USD). Đặc biệt, 2013 có thể là năm thứ ba liên tiếp Madrid hạn định mức lương đối với đội ngũ công chức.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã lên đến hơn 6%, mức lãi được coi là "không thể chịu đựng được" lâu dài. Theo thông tin mới đây, Tây Ban Nha đã lún sâu vào suy thoái với tốc độ khá mạnh trong quý III/2012.
Hãng tin Anh Reuters ngày 27/9 đưa tin "bộ tam" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - vẫn bất đồng về cách thức kéo nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công.
[Các chủ nợ vẫn bất đồng việc giúp Hy Lạp thoát nợ]
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của nước này, hiện tương đương 160% GDP, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu của Aten.
Trong khi đó, thị trường năng lượng thế giới đêm qua rơi vào tình trạng bán tháo. Chuyên gia Jim Ritterbusch thuộc Ritterbusch Associates nhận định hoạt động bán tháo diễn ra xuất phát từ tâm lý lo ngại về Eurozone.
Theo David Bouckhout thuộc TD Securities, trong hầu như toàn bộ quý III/2012, thị trường dầu mỏ đã nhận được hậu thuẫn lớn từ những đồn đoán về khả năng xuất hiện của các biện pháp kích thích kinh tế mới. Nay các biện pháp này đã được công bố, nên trọng tâm chi phối thị trường lại quay về các nhân tố cơ bản - hiện không được sáng sủa như mong đợi.
Các nhà giao dịch trong phiên 26/9 đã không đoái hoài đến báo cáo của Chính phủ Mỹ cho hay kho dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 21/9 giảm 2,4 triệu thùng./.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2012 tăng 32 xu lên 90,3 USD/thùng, sau khi để tuột mốc 90 USD/thùng trong phiên 26/9. Còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 15 xu lên 110,19 USD/thùng.
Trên thị trường năng lượng, tâm lý của nhà đầu tư bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc tổng bãi công ở Hy Lạp và các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha để phản đối việc thực thi chính sách khắc khổ nhằm đổi ấy gói cứu trợ tài chính. Jason Hughes, cán bộ cao cấp tại IG Markets Singapore, nhận định ưu tiên lớn nhất đối với nhà đầu tư lại quay về châu Âu, với Tây Ban Nha và Hy Lạp là mối quan ngại chính.
Dự kiến, trong ngày 27/9, Chính phủ Tây Ban Nha phải thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ năm 2013, với số tiền tiết kiệm 39 tỷ euro (50 tỷ USD). Đặc biệt, 2013 có thể là năm thứ ba liên tiếp Madrid hạn định mức lương đối với đội ngũ công chức.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã lên đến hơn 6%, mức lãi được coi là "không thể chịu đựng được" lâu dài. Theo thông tin mới đây, Tây Ban Nha đã lún sâu vào suy thoái với tốc độ khá mạnh trong quý III/2012.
Hãng tin Anh Reuters ngày 27/9 đưa tin "bộ tam" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - vẫn bất đồng về cách thức kéo nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công.
[Các chủ nợ vẫn bất đồng việc giúp Hy Lạp thoát nợ]
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của nước này, hiện tương đương 160% GDP, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu của Aten.
Trong khi đó, thị trường năng lượng thế giới đêm qua rơi vào tình trạng bán tháo. Chuyên gia Jim Ritterbusch thuộc Ritterbusch Associates nhận định hoạt động bán tháo diễn ra xuất phát từ tâm lý lo ngại về Eurozone.
Theo David Bouckhout thuộc TD Securities, trong hầu như toàn bộ quý III/2012, thị trường dầu mỏ đã nhận được hậu thuẫn lớn từ những đồn đoán về khả năng xuất hiện của các biện pháp kích thích kinh tế mới. Nay các biện pháp này đã được công bố, nên trọng tâm chi phối thị trường lại quay về các nhân tố cơ bản - hiện không được sáng sủa như mong đợi.
Các nhà giao dịch trong phiên 26/9 đã không đoái hoài đến báo cáo của Chính phủ Mỹ cho hay kho dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 21/9 giảm 2,4 triệu thùng./.
Hương Giang (TTXVN)