Tuy nhiên, kể từ khi Cương lĩnh ra đời đến nay, tình hình thế giới vàtrong nước đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc, nhiều vấn đề mới nảy sinh đãđược Đảng Cộng sản Việt Nam nắm bắt và giải quyết có hiệu quả; nhiều nội dungcủa Cương lĩnh năm 1991 đã được bổ sung, phát triển hoặc nhận thức đầy đủ, sâusắc hơn, góp phần từng bước làm sáng tỏ và hoàn thiện đường lối đổi mới, xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Với nhan đề "Sự phát triển nhận thức của Đảng ta từ Cương lĩnh năm 1991đến nay," bài viết của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Quốc hội, đã nêu rõ những luận điểm và nội dung cốt lõi nhất của quátrình phát triển này.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bàiviết:
Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là Cương lĩnhnăm 1991). Bản cương lĩnh đã phân tích nội dung, tính chất của thời đại, tổngkết quá trình cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát triển những quan điểm cơ bảntrước đó của Đảng để nêu ra quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ ra mục tiêuvà những định hướng lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đâylà văn kiện quan trọng mang tầm định hướng chiến lược, là nền tảng tư tưởng lýluận và ngọn cờ chiến đấu của Đảng ta, dân tộc ta trong giai đoạn mới.
Sau gần 20 năm thực hiện Cương lĩnh, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn đảng,toàn dân và toàn quân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩalịch sử, làm thay đổi hẳn bộ mặt và vị thế của đất nước. Những thành tựu đókhẳng định giá trị to lớn và sức sống mãnh liệt của Cương lĩnh năm 1991, đồngthời cho chúng ta thêm nhiều bài học quý để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạngtiến lên.
Tuy nhiên, ngay từ thời điểm ban hành Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta đã chỉrõ: “Lúc này chúng ta chưa có đủ cơ sở để vẽ ra toàn bộ bức tranh của xã hộitương lai một cách hoàn chỉnh. Nhưng… chúng ta có thể vạch ra những nguyên tắc,phương hướng lớn cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Sau này, khithực tiễn bộc lộ những vấn đề mới, qua tổng kết, Cương lĩnh sẽ không ngừng đượcbổ sung và hoàn chỉnh từng bước”(1).
Thực tế, kể từ Cương lĩnh năm 1991 ra đời đến nay, tình hình thế giới vàtrong nước đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Nhiều vấn đề mới nảy sinh đãđược Đảng ta nắm bắt và giải quyết có hiệu quả; nhiều nội dung của Cương lĩnhnăm 1991 đã được bổ sung, phát triển hoặc nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn.
Từ nội dung tính chất thời đại đến quá trình cách mạng, bài học kinhnghiệm của cách mạng nước ta; từ đặc điểm của thời kỳ quá độ đến đặc trưng củachủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; từ mục tiêu, nhiệm vụ đến phương hướng, giải phápđể từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộiđến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị,… ởnhững mức độ khác nhau đều có sự bổ sung, phát triển về nhận thức. Trong khuônkhổ của bài viết này, chỉ xin nêu tóm tắt một số luận điểm và nội dung cốt lõinhất.
1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khănvà phức tạp
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng taluôn khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta;đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cáchmạng Việt Nam.
Cương lĩnh năm 1991, sau khi phân tích bối cảnh của tình hình thế giới vàtrong nước, đã nhận định: “Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thửthách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuốicùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịchsử”(2).
Vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, mặc dù trên thế giới chủnghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, phe xã hội chủ nghĩa không còn,phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặprất nhiều khó khăn, nhưng Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân taquyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nềntảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”(3).
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cáchnào? Đó là điều mà Đảng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn đểlàm sao vừa theo đúng quy luật chung vừa phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thểcủa nước ta.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn vànghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắchơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;từng bước khắc phục được một số quan niệm đơn giản, ấu trĩ trước đây như đồngnhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trướcmắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, khôngthấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ; đồngnhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, coi nhẹ những thành tựu, giá trịmà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản; muốn nhanhchóng xóa bỏ sản xuất hàng hóa, cơ chế thị trường, xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinhtế tư nhân; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản.
Cương lĩnh năm 1991 đã đưa ra những quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội vàphương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đó là mộtbước tiến lớn trong tư duy lý luận của Đảng ta, vừa quán triệt tinh thần cơ bảncủa học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội vừa thể hiện sự vận dụng sáng tạovào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ mới.
Trong quá trình thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta tiếp tục tổng kếtthực tiễn, nghiên cứu lý luận, từng bước hoàn chỉnh thêm nhận thức về vấn đềnày.
Cho đến nay, mặc dù còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưngchúng ta có thể khái quát, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng làmột xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làmchủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chếđộ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấmno, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nambình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thếgiới.
Để thực hiện được mục tiêu đó, nước ta phải: phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòngvà an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủxã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảngtrong sạch, vững mạnh.
Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độlên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vìnó phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục nămchiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách pháhoại công cuộc xây dựng đất nước ta, cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhấtthiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cáimới.
Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóclột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chếchính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, chứkhông phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt đượctrong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thànhtựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc.
2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩalà một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luậnquan trọng qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, xuất phát từ thực tiễn ViệtNam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.
Như chúng ta đã biết, sau một thời gian tìm tòi, thử nghiệm, tổng kết thựctiễn, từ Đại hội VI, Đảng ta đã dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế tập trung quanliêu, bao cấp, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường cósự quản lý của nhà nước.”
Đại hội VIII (tháng 6-1996) đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng về kinhtế hàng hóa và chủ nghĩa xã hội: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩaxã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại kháchquan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xãhội đã được xây dựng.”
Nhưng vào thời điểm đó, chúng ta mới chỉ nói: “Vận dụng các hình thức kinhtế và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực củanó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không đi theo con đường tư bảnchủ nghĩa. Kinh tế thị trường có những mặt mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩaxã hội… Đi vào kinh tế thị trường, phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chếtối đa những khuynh hướng tiêu cực đó”(4).
Phải đến Đại hội IX (tháng 4 năm 2001) khái niệm “kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa” mới chính thức được nêu trong văn kiện của Đảng,” xem đólà mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thịtrường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Nó là một kiểu tổchức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của cơ chế thị trường vừa dựa trên cơsở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xãhội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây không phải lànền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (vì mục đích của chúng ta là xây dựngchủ nghĩa xã hội), và cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (vìchúng ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theopháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trướcpháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cốvà mở rộng; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; kinh tếhỗn hợp, đa sở hữu, nhất là các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển; kinhtế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc củanền kinh tế quốc dân .
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thựchiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thờitheo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống ansinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điềutiết, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủnghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thốngnhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi vớithực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách vàtrong suốt quá trình phát triển.
Phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng đòi hỏi phải có mộtnền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, có khả năng huy độngcác nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Ngượclại, cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bềnvững nếu trong xã hội không có sự công bằng nhất định, đa số dân chúng sốngnghèo khổ, thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, và một bộ phận đáng kể laođộng lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Nói giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quátrình phát triển có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ pháttriển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh”tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xãhội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinhtế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài; khuyến khích làm giàu hợppháp phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc những người có công, nhữngngười không may gặp khó khăn, cơ nhỡ. Điều này vừa thể hiện đúng quy luật của sựphát triển lành mạnh, bền vững trong thời đại ngày nay, vừa nói lên mục đích,bản chất của xã hội ta. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì không thể nóiđến định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là không hơn gì kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa, càng không thể nói đến tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
3. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
Phát triển văn hóa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế và tiếnbộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta, thể hiện sự nhận thức mới, bước phát triển tư duy lý luận của Đảng ta.Từ nhiệm kỳ Đại hội VIII đến nay, trong nhiều nghị quyết của Đảng đã xác địnhphát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của côngcuộc đổi mới; phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sáchhàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội; đầu tư cho giáo dục-đào tạo vàkhoa học-công nghệ là đầu tư cho phát triển.
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là mộttiêu chí và nội dung của sự phát triển bền vững, là nhân tố bảo đảm sức khỏe vàchất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng; phải làm cho văn hóa thấm sâuvào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từngtập thể và cộng đồng, trong mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người. “Vănhóa soi đường cho quốc dân đi” như Bác Hồ đã dạy.
Một luận điểm rất quan trọng thể hiện nhận thức mới của Đảng ta là đã xácđịnh sự gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là thenchốt với phát triển văn hóa-nền tảng tinh thần của xã hội, coi đó là “ba chânkiềng” bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội phải làm cho chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thầnxã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả cácdân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xãhội văn minh lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độtri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao; phê phán nhữngcái lỗi thời, thấp kém; đấu tranh chống những tư tưởng và hành vi phi văn hóa,phản văn hóa, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, sùng bái đồngtiền, bất chấp đạo lý; bảo vệ nền văn hóa dân tộc trước sự xâm lăng văn hóatrong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Cùng với việctăng đầu tư của Nhà nước, cần thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội. Đề cao quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi íchcủa dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Tất cả phải vì con người,chăm lo cho hạnh phúc của con người; phát huy nhân tố con người và phát triểnnguồn nhân lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng gia đình noấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lànhmạnh của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và tổ ấm của mỗi người.
4. Giữ vững môi trường hòa bình, độc lập tự chủ, tích cực và chủ động hộinhập quốc tế
Qua những năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, chúng ta ngày càng nhận thứcrõ rằng, một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta là phải ra sứccủng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa.
Chúng ta đã đổi mới nhận thức về tình hình thế giới và khu vực; chuyển từcách nhìn thế giới chỉ dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn toàn diệnhơn; coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triển của Việt Nam. Sự chuyểnbiến tư duy quan trọng trong lĩnh vực quốc tế và đối ngoại là quan điểm “thựchiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế”, lấy việc bảo đảm lợi ích quốcgia là nguyên tắc tối cao của hội nhập.
Trên cơ sở đó đã từng bước hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hòa bình, hợp tác và phát triển; thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, tôntrọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau; bình đẳng, cùng có lợi; giải quyết các bất đồng vàtranh chấp bằng thương lượng hòa bình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũlực.
Trước xu thế khách quan toàn cầu hóa kinh tế, chúng ta chủ trương “chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế”, “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác” theo tinh thần phát huy tối đanội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướngxã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ vững bản sắc vănhóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
Đảng ta cũng nhận rõ khả năng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong tồn tại hòabình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau; đổi mới nhận thứctrên vấn đề “địch - ta”, “đối tượng - đối tác” theo tinh thần “thêm bạn bớtthù”, khẳng định “những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập vàmở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều làđối tác của chúng ta, bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mụctiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấutranh.”
Chúng ta đã nhiều lần và từng bước tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn”, “sẵnsàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin cậy” của các nước trong cộng đồng quốc tế;“là thành viên tích cực và có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế”, tích cựctham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và pháttriển.
Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, Đảng ta vẫn luônluôn xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiếnlược có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta đã từng bước nhận thức sâu sắc hơn,cụ thể hơn về mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh - đối ngoại; nhậnthức toàn diện hơn về khái niệm an ninh quốc gia: an ninh quốc gia không chỉ làan ninh chính trị mà còn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng,an ninh xã hội,…
Khái niệm bảo vệ Tổ quốc cũng được xác định đầy đủ hơn: bảo vệ Tổ quốckhông chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn làbảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhànước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, bảo vệ sự nghiệp đổi mới… Đãnhận thức rõ hơn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, các nhân tố có khả nănggây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại an ninh quốc gia, nhất là nhữngnhân tố “phi truyền thống.”
Chúng ta đã bước đầu xây dựng hệ quan điểm mới về chiến tranh nhân dân, vềhậu phương trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao; làm sáng tỏ nội dung mớicủa chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng toàn dân; khẳng định sứcmạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân với nềntảng là “thế trận lòng dân”, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sứcmạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng vàthế trận an ninh nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng-an ninh; quốc phòng-an ninhvới kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội. Phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại.Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũtrang thực sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trungthành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêumến.
Kiên quyết làm thất bại âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạnlật đổ; coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năngtự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị.
5. Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăngcường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta. Xây dựng nền dân chủxã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụtrọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Trong những năm đổi mới, chúng tangày càng nhận rõ dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Khẳng định phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nôngdân và trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyềnlàm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng.Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích củanhân dân.
Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội,chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Có cơchế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,tham gia quản lý xã hội, khắc phục biểu hiện dân chủ hình thức. Nhà nước chăm locho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thựchiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.
Đưa ra chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mộtnhận thức mới của Đảng ta vào những năm 90 so với Cương lĩnh năm 1991. Chúng tanhận thức rằng, nhà nước pháp quyền không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tưbản. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng phải thực hiện nhà nước phápquyền.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với nhà nước phápquyền tư sản ở chỗ: Pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản, về thực chất, là công cụbảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chủ nghĩaxã hội là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợiích của đại đa số nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật vàcác công cụ khác theo quy định của pháp luật. Thông qua thực thi pháp luật, Nhànước thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyênchính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả, thông suốt, thống nhất. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước, làm cho nhà nước thực sự là thiết chế phục vụ nhân dân; hoạt động theonguyên tắc tập trung dân chủ, việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gìcó hại cho dân, phải hết sức tránh. Có cơ chế giám sát quyền lực nhà nước.
“Đoàn kết dân tộc”, “đại đoàn kết dân tộc”, “đại đoàn kết toàn dân tộc”ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, vai trò, là nguồn sức mạnh vàlà nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cáchmạng. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nambình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo,giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành viêntrong đại gia đình Việt Nam; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôntrọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏmặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựngtinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng tới tương lai.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tôntrọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào;đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau hoặc không theo tôn giáo, tạo điềukiện làm tròn trách nhiệm công dân, sống “tốt đời đẹp đạo”, phát huy những giátrị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo.
Đồng bào định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồnlực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đểđồng bào nâng cao lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần tự trọng, tự hàodân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, tôn trọng pháp luậtnước sở tại, hướng về quê hương đất nước và góp phần tăng cường đoàn kết hữunghị với nhân dân các nước.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là các tổ chức đạidiện cho quyền làm chủ của nhân dân, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dântộc, tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liênminh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạocủa Đảng là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, bảo đảm thắng lợi của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
6. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Một thời gian dài và cả trong Cương lĩnh năm 1991 Đảng ta đã xác định“Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trungthành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.
Tronggiai đoạn cách mạng hiện nay, khi chúng ta nêu cao tư tưởng đại đoàn kết, pháthuy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khi Đảng tađã trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là độitiên phong lãnh đạo của mình; và trên thực tế, Đảng ta ra đời, tồn tại và pháttriển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhândân lao động, của toàn dân tộc, cho nên cần diễn đạt bản chất của Đảng thế nàocho phù hợp hơn.
Đại hội X của Đảng đã quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳngđịnh: “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Cùng vớiviệc xác định Đảng ta là đảng cầm quyền, luận điểm này là một bước phát triểnmới rất quan trọng về nhận thức của Đảng trong 20 năm qua.
Nó vừa nói lên được bản chất giai cấp công nhân của Đảng theo chủ nghĩaMác-Lênin, vừa thể hiện được nét đặc thù của Đảng ta theo sự phát triển sáng tạocủa tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam, và đáp ứng được nguyệnvọng, tình cảm của nhân dân.
Diễn đạt như vậy hoàn toàn không phải là hạ thấpbản chất giai cấp của Đảng, trượt sang quan điểm “đảng toàn dân” mà chính là thểhiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, nhuần nhuyễnhơn. Nó đòi hỏi Đảng ta chẳng những phải trung thành với giai cấp công nhân,nâng cao lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân, mà còn phải học tập, kếthừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng cường đoàn kết, tập hợpnhân dân phấn đấu vì lợi ích của cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động vàtoàn dân tộc.
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởngcủa Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng -, Đảng ta luôn luôn kiên định,kiên trì, đồng thời yêu cầu phải vận dụng sáng tạo, có bổ sung, phát triển chophù hợp với thực tiễn, góp phần làm phong phú và ngày càng hoàn thiện hơn. Chúngta cũng đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc giá trị to lớn và nội dung toàn diện củatư tưởng Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội IX, Đảng ta đã tổng kết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làkết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nướcta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranhcủa nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộcta”(5).
Về công tác xây dựng Đảng, đã bổ sung, phát triển và từng bước làm sáng tỏlý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thịtrường, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở cửa hội nhập quốc tế; làm rõ hơn tráchnhiệm của đảng cầm quyền trong việc nghiên cứu, tìm tòi mô hình và con đường,bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với quy luật khách quan. Đã nhận thứcsâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới, coixây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệpcách mạng. Từ đó đặt ra yêu cầu Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn; tăng cườngxây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao trìnhđộ nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh; không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng; tăng cường công táctư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống sự suy thoái, biến chất,tham nhũng, hư hỏng.
Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và hệ thốngchính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới đồng bộ côngtác cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới phương thức lãnh đạovà lề lối công tác; gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựngĐảng. Đặc biệt đề phòng nguy cơ sai lầm về đường lối và thoái hóa, quan liêu, xarời quần chúng.
Đảng viên làm kinh tế tư nhân là một vấn đề cụ thể nhưng rất quan trọng,liên quan đến quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng, được đặt ra từ nhiều năm,cho nhiều Đại hội. Qua một quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đếnĐại hội X, Đảng ta đã cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cáthể, tiểu chủ và tư bản tư nhân) với điều kiện phải gương mẫu chấp hành phápluật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy địnhcủa Ban chấp hành Trung ương.
Chúng ta nhận thức rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấtnước còn nghèo, phải tập trung phát triển sức sản xuất, làm ra nhiều của cải choxã hội. Đảng đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướngxã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo thì cũng cần khuyến khích đảng viênlàm kinh tế bằng nhiều hình thức ở nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, vừanâng cao đời sống cho bản thân và gia đình vừa góp phần làm giàu cho xã hội.
Tóm lại, trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện Cương lĩnhnăm 1991, nhận thức của Đảng ta ngày càng được bổ sung, phát triển trên nhiềuvấn đề cơ bản và quan trọng, góp phần từng bước làm sáng tỏ và hoàn thiện đườnglối đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nướcta. Đây cũng là cơ sở rất quan trọng để Đại hội XI sắp tới xem xét, quyết địnhviệc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991.
(1) Bài phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tại Hội nghịlần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI (tháng 8-1990).
(2) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội.
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
(4) Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.