Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ. Trong khi có những người đàn ông dù đã đàng hoàng "vợ đẹp con khôn" vẫn cứ thích "cải thiện" bên ngoài, thậm chí dan díu, bồ bịch đến mức tan nát hạnh phúc gia đình thì vẫn có rất nhiều người đàn ông hy sinh bản thân, chấp nhận sống cảnh “gà trống nuôi con” mong mang lại tươi lai tươi sáng cho con mình.
Nhọc nhằn vừa làm cha, vừa làm mẹ
Hầu hết những người đàn ông một mình nuôi con đều bắt đầu từ những hoàn cảnh eo le, nghiệt ngã dẫn đến cuộc sống ly thân, ly dị hoặc người vợ mất sớm. Họ ở vậy, gánh luôn trọng trách làm cha và cả làm mẹ.
Gần 20 năm trước, vợ ông Thi ở Yên Khánh, Ninh Bình mất vì bệnh hiểm nghèo, để lại ba đứa con thơ nheo nhóc, đứa lớn nhất mới bước sang cấp hai, đứa bé nhất còn học lớp một.
Ông Thi cho biết, vợ ông là người tháo vát, chu đáo với chồng con nên thời gian đầu bà mất đi, ông không chỉ đau buồn mà còn lúng túng trước việc chăm lo cho ba đứa con.
Vốn là một người chỉ làm những việc nặng nhọc của đàn ông, nay ông Thi phải đảm nhiệm thêm một loạt những công việc “lạ” như: nấu ăn, dọn dẹp sân nhà, giặt giũ quần áo, tắm rửa cho đứa út…
Tuy nhiên, khó khăn nhất với ông Thi là lúc đứa con gái của ông bước sang tuổi trưởng thành.
Ông kể lại, tối hôm đó thấy con cứ nằm mãi trong giường, không ra ăn cơm, ông hỏi tại sao thì con chỉ ậm ừ không biết nói gì. Hốt hoảng sợ con ốm, ông chạy vào đặt tay lên trán con nhưng không thấy cháu có dấu hiệu của sốt.
“Vẻ mặt của cháu rất đau khổ và không trả lời bất kể câu hỏi nào của tôi. Hai đứa bé thì ngơ ngác không biết gì,” ông Thi nhớ lại.
Lo lắng, ông Thi đến nhà chị gái mình nói chuyện, chị ông đã đoán ra và giúp ông sang chia sẻ với cháu gái.
Lần đó đã khiến ông Thi chột dạ và hiểu ra một điều rằng mình sẽ rất khó khăn để thay được mẹ lũ trẻ. Thế nhưng ông cũng đã không tìm người mẹ khác cho con mình bởi ông nghĩ sẽ không ai thay thế được vị trí của vợ ông trong lòng bố con ông.
Ở một trường hợp khác, ông Tính (Từ Liêm, Hà Nội) cũng đã ngót nghét 20 năm sống cảnh vừa làm cha vừa làm mẹ để cho hai con ông chuyên tâm việc học hành.
Là một người cha được con gọi với cái tên thân yêu là “cha tâm lý,” ông hiểu sự nhạy cảm của hai đứa con gái bé bỏng dễ bị tổn thương nên thay vì việc tìm người mẹ khác cho con, ông đã thay vợ dành tất cả tình yêu và sự chăm lo cho con. Thậm chí, ông còn từ chối thuê người giúp việc để tự tay mình lo từ miếng cơm, manh áo cho bọn trẻ.
Tâm sự những khó khăn của việc “gà trống nuôi con” từng trải qua, ông cho biết điều ông lo nhất là những lần con bị ốm. Vừa phải lo tiền chạy chữa, lại vừa chăm lo đêm hôm ở bệnh viện, thôi thì tất tật.
Với những người như ông Thi, ông Tính, vất vả, lo lắng chỉ là những nỗi khổ nhìn thấy được, ẩn chứa bên trong họ còn là sự bức bối không có người chia sẻ, nỗi khát khao bàn tay chăm sóc của người phụ nữ dành cho bản thân mình và gia đình....
Cần bổ sung thiên chức
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học Việt Nam, cho biết những người bố nhập vai “gà trống nuôi con” thời nào cũng có nhưng trong bối cảnh của xã hội hiện đại thì những trường hợp như thế ngày càng nhiều hơn. Đây là một hiện tượng thực tế trong xã hội do mô hình gia đình truyền thống (có đủ cha lẫn mẹ) đang dần bị thay thế bởi những mô hình gia đình khuyết thiếu.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình phân tích, những ông bố chấp nhận thách thức để đơn thân nuôi con do nhiều nguyên nhân. Có trường hợp do không đủ khả năng để lấy thêm vợ hoặc họ không tìm được người khác để thay thế vợ mình, có trường hợp người cha sợ tổn thương đến con do quan hệ con chồng mẹ kế…
Ông Bình cũng cho biết, những đứa con sống trong gia đình khuyết mẹ thường chịu những ảnh hưởng từ bố, đa số chúng sẽ sống mạnh mẽ, có khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống tuy lối sống có phần “thô ráp.”
Nhà tâm lý này cũng đưa ra lời khuyên cho những ông bố chọn cảnh "gà trống nuôi con" cần bổ sung thiên chức của người vợ như khả năng nội trợ, sự tinh tế để có thể chia sẻ với con, nhất là với con gái./.
Nhọc nhằn vừa làm cha, vừa làm mẹ
Hầu hết những người đàn ông một mình nuôi con đều bắt đầu từ những hoàn cảnh eo le, nghiệt ngã dẫn đến cuộc sống ly thân, ly dị hoặc người vợ mất sớm. Họ ở vậy, gánh luôn trọng trách làm cha và cả làm mẹ.
Gần 20 năm trước, vợ ông Thi ở Yên Khánh, Ninh Bình mất vì bệnh hiểm nghèo, để lại ba đứa con thơ nheo nhóc, đứa lớn nhất mới bước sang cấp hai, đứa bé nhất còn học lớp một.
Ông Thi cho biết, vợ ông là người tháo vát, chu đáo với chồng con nên thời gian đầu bà mất đi, ông không chỉ đau buồn mà còn lúng túng trước việc chăm lo cho ba đứa con.
Vốn là một người chỉ làm những việc nặng nhọc của đàn ông, nay ông Thi phải đảm nhiệm thêm một loạt những công việc “lạ” như: nấu ăn, dọn dẹp sân nhà, giặt giũ quần áo, tắm rửa cho đứa út…
Tuy nhiên, khó khăn nhất với ông Thi là lúc đứa con gái của ông bước sang tuổi trưởng thành.
Ông kể lại, tối hôm đó thấy con cứ nằm mãi trong giường, không ra ăn cơm, ông hỏi tại sao thì con chỉ ậm ừ không biết nói gì. Hốt hoảng sợ con ốm, ông chạy vào đặt tay lên trán con nhưng không thấy cháu có dấu hiệu của sốt.
“Vẻ mặt của cháu rất đau khổ và không trả lời bất kể câu hỏi nào của tôi. Hai đứa bé thì ngơ ngác không biết gì,” ông Thi nhớ lại.
Lo lắng, ông Thi đến nhà chị gái mình nói chuyện, chị ông đã đoán ra và giúp ông sang chia sẻ với cháu gái.
Lần đó đã khiến ông Thi chột dạ và hiểu ra một điều rằng mình sẽ rất khó khăn để thay được mẹ lũ trẻ. Thế nhưng ông cũng đã không tìm người mẹ khác cho con mình bởi ông nghĩ sẽ không ai thay thế được vị trí của vợ ông trong lòng bố con ông.
Ở một trường hợp khác, ông Tính (Từ Liêm, Hà Nội) cũng đã ngót nghét 20 năm sống cảnh vừa làm cha vừa làm mẹ để cho hai con ông chuyên tâm việc học hành.
Là một người cha được con gọi với cái tên thân yêu là “cha tâm lý,” ông hiểu sự nhạy cảm của hai đứa con gái bé bỏng dễ bị tổn thương nên thay vì việc tìm người mẹ khác cho con, ông đã thay vợ dành tất cả tình yêu và sự chăm lo cho con. Thậm chí, ông còn từ chối thuê người giúp việc để tự tay mình lo từ miếng cơm, manh áo cho bọn trẻ.
Tâm sự những khó khăn của việc “gà trống nuôi con” từng trải qua, ông cho biết điều ông lo nhất là những lần con bị ốm. Vừa phải lo tiền chạy chữa, lại vừa chăm lo đêm hôm ở bệnh viện, thôi thì tất tật.
Với những người như ông Thi, ông Tính, vất vả, lo lắng chỉ là những nỗi khổ nhìn thấy được, ẩn chứa bên trong họ còn là sự bức bối không có người chia sẻ, nỗi khát khao bàn tay chăm sóc của người phụ nữ dành cho bản thân mình và gia đình....
Cần bổ sung thiên chức
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học Việt Nam, cho biết những người bố nhập vai “gà trống nuôi con” thời nào cũng có nhưng trong bối cảnh của xã hội hiện đại thì những trường hợp như thế ngày càng nhiều hơn. Đây là một hiện tượng thực tế trong xã hội do mô hình gia đình truyền thống (có đủ cha lẫn mẹ) đang dần bị thay thế bởi những mô hình gia đình khuyết thiếu.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình phân tích, những ông bố chấp nhận thách thức để đơn thân nuôi con do nhiều nguyên nhân. Có trường hợp do không đủ khả năng để lấy thêm vợ hoặc họ không tìm được người khác để thay thế vợ mình, có trường hợp người cha sợ tổn thương đến con do quan hệ con chồng mẹ kế…
Ông Bình cũng cho biết, những đứa con sống trong gia đình khuyết mẹ thường chịu những ảnh hưởng từ bố, đa số chúng sẽ sống mạnh mẽ, có khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống tuy lối sống có phần “thô ráp.”
Nhà tâm lý này cũng đưa ra lời khuyên cho những ông bố chọn cảnh "gà trống nuôi con" cần bổ sung thiên chức của người vợ như khả năng nội trợ, sự tinh tế để có thể chia sẻ với con, nhất là với con gái./.
Thiên Linh (Vietnam+)