Mới đây, qua thanh tra về hàng hóa đóng gói sẵn, đoàn liên ngành thành phố Hải Phòng đã phát hiện một chiêu bài mới của không ít nhà sản xuất cố ý “đánh bùn sang ao” giữa hàng nội địa và hàng ngoại để đánh lừa người tiêu dùng.
Trên bao bì một mặt hàng gạo được bày bán tại một siêu thị lớn ở Hải Phòng ghi hoàn toàn bằng tiếng Hàn Quốc, không ghi tiếng Việt. Khi ngành chức năng kiểm tra mới phát hiện ra đó là gạo của một công ty Việt Nam, chất lượng gạo cũng là gạo Việt Nam chính gốc.
Tương tự, một số loại rượu dòng Brandy, XO... bày bán công khai ở các siêu thị, trung tâm thương mại với nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ghi rõ xuất xứ nước ngoài, song những sản phẩm này lại do một công ty trong nước sản xuất, pha chế nồng độ theo tiêu chuẩn Việt Nam và được công bố tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Người tiêu dùng chỉ có thể đọc được dòng chữ tiếng Việt trên chiếc nhãn mác phụ dán ở những chai rượu này.
Đợt thanh tra chuyên đề hàng đóng gói sẵn do liên ngành Sở Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công an thành phố Hải Phòng đã phát hiện nhiều vi phạm của các nhà sản xuất.
Tại 288 cơ sở sản xuất, kinh doanh, đoàn Thanh tra đã xử lý 83 trường hợp, trong đó chủ yếu vi phạm về lỗi không ghi nhãn mác, ghi sai định lượng, chất lượng hàng hóa trên nhãn mác và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. 65% trong số 404 nhãn hàng hóa được kiểm tra ghi sai hoặc ghi không đầy đủ theo quy định về ghi nhãn mác hàng hóa.
Trong 77 lô hàng của 62 cơ sở mà đoàn kiểm tra thì có 24 lô không đủ định lượng; trưng cầu giám định 9 sản phẩm, có 4 sản phẩm gas, 3 sản phẩm nước mắm không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố. Thêm vào đó, không ít những cơ sở sử dụng mã số, mã vạch quốc gia không có giấy phép hoặc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài gắn trên sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước.
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã có hiệu lực từ tháng 7/2008, song qua đợt thanh tra cho thấy việc triển khai, áp dụng luật vẫn chưa đồng bộ ở một số ngành, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý.
Theo quy định, Bộ Khoa học Công nghệ có chức năng cấp quyền về nhãn, mác sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên đã có cơ quan khác ngành đóng “dấu đỏ” lên một số mẫu nhãn hàng hóa mà không soát xét nội dung, hình thức gây hiểu nhầm là nhãn hàng hóa đã được duyệt.
Xét theo Nghị định 89 của Chính phủ thì việc công bố nhãn hàng hóa là trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, song đã 3 năm nay chưa có văn bản quy định cơ chế công bố và kiểm soát nhãn hàng hóa trước khi lưu thông, việc thực thi ở địa phương gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, mặc dù quy định đăng ký, công bố và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo thời hạn đã được bãi bỏ nhưng hiện nay một số ngành được phân công quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vẫn thực hiện các thủ tục cũ, gây phiền hà cho doanh nghiệp./.
Trên bao bì một mặt hàng gạo được bày bán tại một siêu thị lớn ở Hải Phòng ghi hoàn toàn bằng tiếng Hàn Quốc, không ghi tiếng Việt. Khi ngành chức năng kiểm tra mới phát hiện ra đó là gạo của một công ty Việt Nam, chất lượng gạo cũng là gạo Việt Nam chính gốc.
Tương tự, một số loại rượu dòng Brandy, XO... bày bán công khai ở các siêu thị, trung tâm thương mại với nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ghi rõ xuất xứ nước ngoài, song những sản phẩm này lại do một công ty trong nước sản xuất, pha chế nồng độ theo tiêu chuẩn Việt Nam và được công bố tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Người tiêu dùng chỉ có thể đọc được dòng chữ tiếng Việt trên chiếc nhãn mác phụ dán ở những chai rượu này.
Đợt thanh tra chuyên đề hàng đóng gói sẵn do liên ngành Sở Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công an thành phố Hải Phòng đã phát hiện nhiều vi phạm của các nhà sản xuất.
Tại 288 cơ sở sản xuất, kinh doanh, đoàn Thanh tra đã xử lý 83 trường hợp, trong đó chủ yếu vi phạm về lỗi không ghi nhãn mác, ghi sai định lượng, chất lượng hàng hóa trên nhãn mác và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. 65% trong số 404 nhãn hàng hóa được kiểm tra ghi sai hoặc ghi không đầy đủ theo quy định về ghi nhãn mác hàng hóa.
Trong 77 lô hàng của 62 cơ sở mà đoàn kiểm tra thì có 24 lô không đủ định lượng; trưng cầu giám định 9 sản phẩm, có 4 sản phẩm gas, 3 sản phẩm nước mắm không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố. Thêm vào đó, không ít những cơ sở sử dụng mã số, mã vạch quốc gia không có giấy phép hoặc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài gắn trên sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước.
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã có hiệu lực từ tháng 7/2008, song qua đợt thanh tra cho thấy việc triển khai, áp dụng luật vẫn chưa đồng bộ ở một số ngành, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý.
Theo quy định, Bộ Khoa học Công nghệ có chức năng cấp quyền về nhãn, mác sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên đã có cơ quan khác ngành đóng “dấu đỏ” lên một số mẫu nhãn hàng hóa mà không soát xét nội dung, hình thức gây hiểu nhầm là nhãn hàng hóa đã được duyệt.
Xét theo Nghị định 89 của Chính phủ thì việc công bố nhãn hàng hóa là trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, song đã 3 năm nay chưa có văn bản quy định cơ chế công bố và kiểm soát nhãn hàng hóa trước khi lưu thông, việc thực thi ở địa phương gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, mặc dù quy định đăng ký, công bố và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo thời hạn đã được bãi bỏ nhưng hiện nay một số ngành được phân công quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vẫn thực hiện các thủ tục cũ, gây phiền hà cho doanh nghiệp./.
(TTXVN/Vietnam+)