Sau 2 năm thực hiện, đề tài “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy in vitro (nuôi cấy mô) để nhân giống khoai môn phục vụ sản xuất tại tỉnh Bắc Kạn” do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam chủ trì đã cho kết quả khả quan tại thôn Bản Mún, xã Dương Phong (huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) và thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn).
Ưu điểm của công nghệ nuôi cấy in vitro là cây khoai môn nuôi cấy mô có thời gian sinh trưởng và phát triển là 300 ngày, cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh; năng suất củ cái đạt 88,7 tạ/ha; năng suất củ giống đạt 54,15 tạ/ha, số củ con đạt trung bình 11,9 củ/khóm, cao hơn khoai trồng từ củ bi của Bắc Kạn 2,05 lần. Kết quả này cho thấy tiềm năng cung cấp giống của cây nuôi cấy mô là rất lớn.
Ông Đỗ Tuấn Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn khẳng định, việc trồng thử nghiệm khoai môn nuôi cấy mô in vitro tại Bắc Kạn đã thành công.
Các dự án áp dụng khoa học và công nghệ vào trồng cam, quýt ghép, hồng không hạt… trên địa bàn tỉnh đang cho kết quả thuận lợi, cho thấy khoa học công nghệ đang thực sự đi vào cuộc sống của người dân, góp phần quan trọng trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
Qua 2 năm thử nghiệm, các mục tiêu của dự án như ứng dụng công nghệ nuôi cấy in vitro để nhân giống cây khoai môn, hoàn thiện quy trình nuôi cấy in vitro nhằm nhân nhanh cây giống khoai môn Bắc Kạn, mở rộng diện tích trồng cây khoai môn trên địa bàn tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ nhân giống tiên tiến... đều đã cho kết quả tốt.
Từ thành công của đề tài này, Bắc Kạn sẽ tiếp tục nhân giống khoai môn nuôi cấy mô, vận động nhân dân mở rộng diện tích, trồng khoai môn tập trung để tạo nguồn nguyên liệu, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường, tiến tới xây dựng thương hiệu cho khoai môn Bắc Kạn./.
Ưu điểm của công nghệ nuôi cấy in vitro là cây khoai môn nuôi cấy mô có thời gian sinh trưởng và phát triển là 300 ngày, cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh; năng suất củ cái đạt 88,7 tạ/ha; năng suất củ giống đạt 54,15 tạ/ha, số củ con đạt trung bình 11,9 củ/khóm, cao hơn khoai trồng từ củ bi của Bắc Kạn 2,05 lần. Kết quả này cho thấy tiềm năng cung cấp giống của cây nuôi cấy mô là rất lớn.
Ông Đỗ Tuấn Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn khẳng định, việc trồng thử nghiệm khoai môn nuôi cấy mô in vitro tại Bắc Kạn đã thành công.
Các dự án áp dụng khoa học và công nghệ vào trồng cam, quýt ghép, hồng không hạt… trên địa bàn tỉnh đang cho kết quả thuận lợi, cho thấy khoa học công nghệ đang thực sự đi vào cuộc sống của người dân, góp phần quan trọng trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
Qua 2 năm thử nghiệm, các mục tiêu của dự án như ứng dụng công nghệ nuôi cấy in vitro để nhân giống cây khoai môn, hoàn thiện quy trình nuôi cấy in vitro nhằm nhân nhanh cây giống khoai môn Bắc Kạn, mở rộng diện tích trồng cây khoai môn trên địa bàn tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ nhân giống tiên tiến... đều đã cho kết quả tốt.
Từ thành công của đề tài này, Bắc Kạn sẽ tiếp tục nhân giống khoai môn nuôi cấy mô, vận động nhân dân mở rộng diện tích, trồng khoai môn tập trung để tạo nguồn nguyên liệu, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường, tiến tới xây dựng thương hiệu cho khoai môn Bắc Kạn./.
Hoàng Nam (TTXVN/Vietnam+)