Nhận diện các vị Thánh trong Tín ngưỡng thờ Mẫu qua các giá đồng
Tết Thượng Nguyên là dịp lễ quan trọng của những người thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu. Các đền, phủ thường tiến hành nghi lễ này trước ngày 20 tháng Giêng.
Minh Thu
Nhân Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ (102 Hàng Bạc, Hà Nội) đã tiến hành Nghi lễ Hầu đồng. Đây là một nghi lễ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Thông thường, một buổi hầu đồng có 36 giá, mỗi giá nói về huyền tích của một vị thánh. Các thanh đồng 'nhập vai' các vị thánh này, thực hiện các động tác mô phỏng chiến công hay huyền sử liên quan đến các vị thánh rồi 'ban lộc' cho những người tham dự. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trang phục của các vị thánh hết sức đa dạng về hoa văn, họa tiết nhưng có thể nhận diện thông qua màu sắc. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ. Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Địa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn). Trong ảnh, nghệ nhân Kim Hùng hầu giá Thánh Bà Bản Đền Nguyên Khiết Linh Từ. Có công giúp dân, giúp nước, Thánh Bà được tôn xưng là Bạch Hoa Công chúa (Thượng Ngàn Thánh Mẫu Núi Dùm, Tuyên Quang). (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Các thanh đồng luôn có người giúp dâng khăn áo, thay lễ phục sau mỗi giá đồng được gọi là ''tay Quỳnh, tay Quế". (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Quan lớn Đệ nhất Thượng Thiên, vị quan thay mặt Tam tòa Thánh Mẫu cai quản vùng trời. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Quan lớn đệ Nhị Thượng Ngàn còn gọi là Quan đệ Nhị Giám sát, vị quan cai quản vùng rừng núi. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Quan lớn đệ Tam Thủy phủ, vị quan cai quản vùng sông nước. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Quan lớn đệ Tứ khâm sai, huyền thoại cho rằng ngài là con trai thứ tư của Vua cha Bát Hải Động Đình. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Chầu bà đệ Nhị Thượng Ngàn. Tương truyền, bà giúp dân lập ấp, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói cho chúng dân. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Mỗi giá đồng đều được trình diễn cùng những bài hát văn tán dương công đức các vị thánh thần. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Chầu Bà Lục cung Công chúa. Theo huyền sử, Chầu Lục là người Nùng, thường hiển ứng giúp dân trồng trọt. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Chầu Bé đền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Tương truyền rằng, Chầu Bé Bắc Lệ là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, chầu có phép thần thông, ra sức giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh. Lời văn ca ngợi Chầu Bé có câu: "Ai lên tới Cao Sơn xứ Lạng/ Hỏi thăm đền Chầu Bé nơi nao/ Hỏi ra Bắc Lệ đi vào/ Ngôi đền chầu ngự thấp cao/ mấy tầng/ Ngàn cỏ hoa nghiêng mình rủ lá/ Bầy chim muông bách thú quỳ tâu/ Chim oanh ríu rít bên lầu...” (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Ông Hoàng Mười Nghệ An. Có người cho rằng ông Hoàng Mười là con của Vua cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Ông Hoàng Mười theo đó cũng là một “Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Cô Bơ Thủy cung, tiên nữ con vua Thủy Tề, giáng sinh giúp vua Lê đánh giặc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Cô Chín đền Cửu Tỉnh, Thanh Hóa. Tích xưa kể lại Cô Chín là con gái thứ Chín của Ngọc Hoàng, có công phò vua giúp nước.(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Giá Cô Bé Thượng Ngàn Sơn Trang, vị tiên cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Ban Tôn giáo đang đề xuất Chính phủ sớm bổ sung Luật tín ngưỡng, tôn giáo; đề xuất Bộ Nội vụ chỉ đạo xây dựng mô hình quản lý nhà nước về tín ngưỡng để tạo sự nhất quán trong quản lý.
Triển lãm "Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam" sẽ được diễn ra trực tiếp từ ngày 22-27/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam; còn triển lãm online từ ngày 22/11-31/12.
Gần 100 hình ảnh về văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 13 di sản được UNESCO vinh danh, trưng bày ở Triển lãm “Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam" tổ chức theo hình thức trực tiếp và online.
Sự kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật cải lương, kỹ năng diễn xiếc cùng với hiệu ứng công nghệ, âm thanh, ánh sáng… đã mang đến vở diễn "Thượng Thiên Thánh Mẫu" hấp dẫn, ấn tượng với công chúng.