"Cô Sao," sáng tác của nhạc sỹ Đỗ Nhuận (1922-1991), vở nhạc kịch đầu tiên của âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX được phục dựng lần thứ 3 sẽ chính thức công diễn vào ngày 24-25/11 tại Hà Nội.
Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam để đông đảo công chúng yêu âm nhạc, nhất là công chúng yêu thích nhạc kịch thưởng thức. Đây là thông tin vừa được Hội Nhạc sỹ Việt Nam công bố trong cuộc họp báo ngày 12/11.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân, con trai của nhạc sỹ Đỗ Nhuận đảm nhiệm vai trò là người khôi phục tổng phổ, biên tập, bổ sung phối khí và là đạo diễn âm nhạc của vở nhạc kịch opera "Cô Sao" lần này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho hay, "Cô Sao" ra đời năm 1962 và được công diễn lần đầu vào năm 1965 do Nhà hát Giao hưởng vũ kịch Việt Nam dàn dựng nhân kỷ niệm 20 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Đến năm 1976, vở nhạc kịch một lần nữa được dàn dựng với một phiên bản ngắn gọn hơn. Từ đó cho đến nay, nhạc kịch "Cô Sao" mới được tiếp tục phục dựng lại.
Lần này cả 3 đơn vị nghệ thuật là Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng phối hợp dàn dựng, biểu diễn. Đây là công trình biểu diễn lớn, không chỉ là tri ân, tôn vinh nhạc sỹ Đỗ Nhuận nhân dịp 90 năm ngày sinh của ông mà còn là chương trình kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhạc sỹ Việt Nam, góp phần tôn vinh di sản âm nhạc dân tộc.
Vai cô Sao, nhân vật nữ chính trong vở "Cô Sao" phục dựng lần thứ 3 được giao cho nữ nghệ sỹ giọng nữ cao Hà Phạm Thăng Long, diễn viên của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Chị là một trong những nghệ sỹ opera giọng nữ cao hàng đầu Việt Nam hiện nay. Vai nam chính được giao cho nghệ sỹ Mạnh Dũng. Bên cạnh đó là hơn 10 nghệ sỹ trong các vai diễn khác.
Dàn hợp xướng 4 bè do các nghệ sỹ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và nghệ sỹ của Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo, dàn dựng của Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Chung. Phần múa sẽ do Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Anh Phương đảm nhiệm biên đạo. Dàn nhạc giao hưởng sẽ biểu diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji.
Ở những lần dàn dựng trước, vở "Cô Sao" do 2 nam đạo diễn dàn dựng. Lần đầu tiên do đạo diễn Võ Bài, một người vốn là đạo diễn sân khấu dàn dựng nên phần biểu diễn rất hiện thực. Lần thứ 2 do nghệ sỹ Văn Hà làm đạo diễn, ông là người được đào tạo chuyên ngành về đạo diễn nhạc kịch tại Liên Xô cũ. Vở diễn của ông đã gây được tiếng vang rất lớn. Lần này, đạo diễn của "Cô Sao" là nữ đạo diễn Huyền Nga. Được biết, Huyền Nga đã chọn "Cô Sao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận là công trình tốt nghiệp chuyên ngành đạo diễn của chị.
"Cô Sao" là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã sáng tác vở này để nói về cuộc cách mạng giải phóng con người. Cảm hứng cho ông sáng tạo "Cô Sao" chính là 2 câu thơ đầy tính triết lí sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do." "Cô Sao" là vở nhạc kịch mà Đỗ Nhuận viết về đồng bào các dân tộc ở vùng núi phía Bắc./.
Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam để đông đảo công chúng yêu âm nhạc, nhất là công chúng yêu thích nhạc kịch thưởng thức. Đây là thông tin vừa được Hội Nhạc sỹ Việt Nam công bố trong cuộc họp báo ngày 12/11.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân, con trai của nhạc sỹ Đỗ Nhuận đảm nhiệm vai trò là người khôi phục tổng phổ, biên tập, bổ sung phối khí và là đạo diễn âm nhạc của vở nhạc kịch opera "Cô Sao" lần này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho hay, "Cô Sao" ra đời năm 1962 và được công diễn lần đầu vào năm 1965 do Nhà hát Giao hưởng vũ kịch Việt Nam dàn dựng nhân kỷ niệm 20 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Đến năm 1976, vở nhạc kịch một lần nữa được dàn dựng với một phiên bản ngắn gọn hơn. Từ đó cho đến nay, nhạc kịch "Cô Sao" mới được tiếp tục phục dựng lại.
Lần này cả 3 đơn vị nghệ thuật là Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng phối hợp dàn dựng, biểu diễn. Đây là công trình biểu diễn lớn, không chỉ là tri ân, tôn vinh nhạc sỹ Đỗ Nhuận nhân dịp 90 năm ngày sinh của ông mà còn là chương trình kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhạc sỹ Việt Nam, góp phần tôn vinh di sản âm nhạc dân tộc.
Vai cô Sao, nhân vật nữ chính trong vở "Cô Sao" phục dựng lần thứ 3 được giao cho nữ nghệ sỹ giọng nữ cao Hà Phạm Thăng Long, diễn viên của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Chị là một trong những nghệ sỹ opera giọng nữ cao hàng đầu Việt Nam hiện nay. Vai nam chính được giao cho nghệ sỹ Mạnh Dũng. Bên cạnh đó là hơn 10 nghệ sỹ trong các vai diễn khác.
Dàn hợp xướng 4 bè do các nghệ sỹ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và nghệ sỹ của Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo, dàn dựng của Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Chung. Phần múa sẽ do Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Anh Phương đảm nhiệm biên đạo. Dàn nhạc giao hưởng sẽ biểu diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji.
Ở những lần dàn dựng trước, vở "Cô Sao" do 2 nam đạo diễn dàn dựng. Lần đầu tiên do đạo diễn Võ Bài, một người vốn là đạo diễn sân khấu dàn dựng nên phần biểu diễn rất hiện thực. Lần thứ 2 do nghệ sỹ Văn Hà làm đạo diễn, ông là người được đào tạo chuyên ngành về đạo diễn nhạc kịch tại Liên Xô cũ. Vở diễn của ông đã gây được tiếng vang rất lớn. Lần này, đạo diễn của "Cô Sao" là nữ đạo diễn Huyền Nga. Được biết, Huyền Nga đã chọn "Cô Sao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận là công trình tốt nghiệp chuyên ngành đạo diễn của chị.
"Cô Sao" là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã sáng tác vở này để nói về cuộc cách mạng giải phóng con người. Cảm hứng cho ông sáng tạo "Cô Sao" chính là 2 câu thơ đầy tính triết lí sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do." "Cô Sao" là vở nhạc kịch mà Đỗ Nhuận viết về đồng bào các dân tộc ở vùng núi phía Bắc./.
Thanh Giang (TTXVN)