Thông cáo báo chí của Hoàng gia Bỉ cho biết tối 16/5, Nhà Vua Albert II đã quyết định giao cho Chủ tịch đảng Xã hội (PS) Elio Di Rupo, nhiệm vụ thành lập chính phủ.
Việc chỉ định này diễn ra ngay sau khi Nhà Vua Bỉ chấp nhận đơn từ chức của ông Wouter Beke, Chủ tịch đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Flemish (CD &V), khỏi vị trí nhà trung gian hòa giải thứ bảy.
Trước đó, Nhà Vua Albert II đã tiến hành gặp gỡ tham vấn tất cả các chủ tịch đảng có liên quan và việc chỉ định ông Di Rupo lần này nhận được sự đồng thuận của nhiều đảng phái khác nhau.
Tuy nhiên, để thành lập được chính phủ mới, nhiệm vụ trước mắt của Chủ tịch đảng PS là phải tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các đảng phái chính trị trong một loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Ngay sau khi ông Di Rupo được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ, các đảng phái chính trị tại Bỉ hầu hết có những phản ứng tích cực. Đa số ý kiến tập trung vào việc các đảng phái có liên quan cần phải có trách nhiệm cũng như bày tỏ tinh thần sẵn sàng hợp tác tích cực và tự nguyện nhằm thành lập một chính phủ mới, đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Gần 11 tháng sau khi tiến hành bầu cử tháng 6/2010, nước Bỉ vẫn ở trong tình trạng không có chính phủ, chủ yếu do những mâu thuẫn gay gắt giữa các chính đảng của cộng đồng người nói tiếng Hà Lan và cộng đồng người nói tiếng Pháp, về việc sửa đổi hiến pháp và tăng quyền nhiều hơn cho các khu vực./.
Việc chỉ định này diễn ra ngay sau khi Nhà Vua Bỉ chấp nhận đơn từ chức của ông Wouter Beke, Chủ tịch đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Flemish (CD &V), khỏi vị trí nhà trung gian hòa giải thứ bảy.
Trước đó, Nhà Vua Albert II đã tiến hành gặp gỡ tham vấn tất cả các chủ tịch đảng có liên quan và việc chỉ định ông Di Rupo lần này nhận được sự đồng thuận của nhiều đảng phái khác nhau.
Tuy nhiên, để thành lập được chính phủ mới, nhiệm vụ trước mắt của Chủ tịch đảng PS là phải tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các đảng phái chính trị trong một loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Ngay sau khi ông Di Rupo được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ, các đảng phái chính trị tại Bỉ hầu hết có những phản ứng tích cực. Đa số ý kiến tập trung vào việc các đảng phái có liên quan cần phải có trách nhiệm cũng như bày tỏ tinh thần sẵn sàng hợp tác tích cực và tự nguyện nhằm thành lập một chính phủ mới, đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Gần 11 tháng sau khi tiến hành bầu cử tháng 6/2010, nước Bỉ vẫn ở trong tình trạng không có chính phủ, chủ yếu do những mâu thuẫn gay gắt giữa các chính đảng của cộng đồng người nói tiếng Hà Lan và cộng đồng người nói tiếng Pháp, về việc sửa đổi hiến pháp và tăng quyền nhiều hơn cho các khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)