Tối qua, tại Nhà hát Kim Mã, Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc Phạm Việt Long mang tên “Nhớ một thời”. Chương trình nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) và hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây là một đêm nhạc hoành tráng với 17 ca khúc ấn tượng được tuyển chọn trong hơn 100 bài hát của nhạc sĩ Phạm Việt Long được các nghệ sĩ tên tuổi thực hiện. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với ông ngay sau đêm nhạc.
Xin chào nhạc sĩ Phạm Việt Long! Ông từng là người được biết đến trong vai trò của một nhà văn với những tác phẩm nổi tiếng như “Bê trọc”, “Âm bản”… Có thể nói, ông hoàn toàn gây bất ngờ trong đêm nhạc “Nhớ một thời”. Ông có thể cho biết ý tưởng để tổ chức đêm nhạc này?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Tất cả những người làm công việc sáng tác đều muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng. Ngoài viết văn, tôi còn sáng tác nhạc. Tác phẩm của tôi đã từng được phát trên các đài truyền thanh và truyền hình, tuy nhiên còn lẻ tẻ. Tôi muốn tổ chức đêm nhạc này để giới thiệu tổng hợp những sáng tác và cũng để biết xem tác phẩm của mình có đi được vào đời sống không.
Tại sao ông lại chọn chủ đề là “Nhớ một thời” trong khi đêm nhạc này nhằm tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Ngày hôm qua đã là quá khứ. Tôi nghĩ có tôn trọng quá khứ mới xây dựng được tương lai. Có một ngày yên bình như đêm nay để tôi tổ chức chương trình ca nhạc này cũng đã phải qua tháng năm lửa đạn. Đêm nhạc có nhiều bài nhắc đến đồng đội, chiến sĩ trong cuồng lửa mơ về đất nước trọn niềm vui.
Bên cạnh đó, là những bài hát ông ca ngợi các doanh nghiệp. Khi sáng tác những ca khúc này ông có sợ bị coi là PR cho doanh nghiệp không?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: PR là chiến lược của nhà nước. Thời bình, chúng ta quan niệm các doanh nghiệp, doanh nhân cũng là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Họ xứng đáng được ca ngợi vì không có họ, kinh tế không thể bứt phá lên đề đổi mới đất nước được. Tôi ca ngợi họ bằng cả tấm lòng như tôi đã từng ca ngợi đồng đội của tôi trên chiến trường xưa.
Đêm nhạc của ông thực sự đã chiếm được tình cảm của khán giả. Làm thế nào ông có thể “biến hoá” được một đêm nhạc thoạt nghe tưởng chừng như mang tính cổ động nhiều hơn?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Chính nội dung đêm nhạc và các ca khúc đã quyết định điều này. Tôi không chỉ mang đến cho khán giả thuần tuý những bài hát ca ngợi doanh nghiệp, doanh nhân. Nhiều ca khúc về tình yêu, tình mẹ, tình đồng đội… được viết lên bằng cả trái tim trân trọng của tôi.
Hơn nữa, ngoài nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, đêm diễn thành công còn nhờ vào sự nhiệt tình của bạn bè và các nghệ sĩ. Có nhiều nghệ sĩ tên tuổi: NSND Trung Đức, nhạc trưởng Đỗ Hồng Quân, nghệ sĩ Tố Uyên, ca sĩ Đăng Dương… đến với đêm nhạc bằng tấm lòng chứ không phải vì bất cứ yếu tố cát-xê nào.
Đặc biệt, hai nghệ sĩ ưu tú Phạm Ngọc Khôi (phối khí) và Đức Long (thực hiện ca khúc), dù rất bận rộn trước những lời mời biểu diễn ở Mỹ nhưng họ vẫn sẵn sàng giúp đỡ cho đêm nhạc của tôi.
Phải nói rằng, chương trình này được chuẩn bị kỹ cả về nội dung, trang trí, phối khí, trang phục…, nghệ sĩ biểu diễn lại có tài và tâm huyết nên đã truyền tải được tư tưởng của nhạc sĩ. Việc tổ chức đêm nhạc “Nhớ một thời” đã mang được tính chuyên nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Đây là một đêm nhạc hoành tráng với 17 ca khúc ấn tượng được tuyển chọn trong hơn 100 bài hát của nhạc sĩ Phạm Việt Long được các nghệ sĩ tên tuổi thực hiện. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với ông ngay sau đêm nhạc.
Xin chào nhạc sĩ Phạm Việt Long! Ông từng là người được biết đến trong vai trò của một nhà văn với những tác phẩm nổi tiếng như “Bê trọc”, “Âm bản”… Có thể nói, ông hoàn toàn gây bất ngờ trong đêm nhạc “Nhớ một thời”. Ông có thể cho biết ý tưởng để tổ chức đêm nhạc này?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Tất cả những người làm công việc sáng tác đều muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng. Ngoài viết văn, tôi còn sáng tác nhạc. Tác phẩm của tôi đã từng được phát trên các đài truyền thanh và truyền hình, tuy nhiên còn lẻ tẻ. Tôi muốn tổ chức đêm nhạc này để giới thiệu tổng hợp những sáng tác và cũng để biết xem tác phẩm của mình có đi được vào đời sống không.
Tại sao ông lại chọn chủ đề là “Nhớ một thời” trong khi đêm nhạc này nhằm tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Ngày hôm qua đã là quá khứ. Tôi nghĩ có tôn trọng quá khứ mới xây dựng được tương lai. Có một ngày yên bình như đêm nay để tôi tổ chức chương trình ca nhạc này cũng đã phải qua tháng năm lửa đạn. Đêm nhạc có nhiều bài nhắc đến đồng đội, chiến sĩ trong cuồng lửa mơ về đất nước trọn niềm vui.
Bên cạnh đó, là những bài hát ông ca ngợi các doanh nghiệp. Khi sáng tác những ca khúc này ông có sợ bị coi là PR cho doanh nghiệp không?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: PR là chiến lược của nhà nước. Thời bình, chúng ta quan niệm các doanh nghiệp, doanh nhân cũng là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Họ xứng đáng được ca ngợi vì không có họ, kinh tế không thể bứt phá lên đề đổi mới đất nước được. Tôi ca ngợi họ bằng cả tấm lòng như tôi đã từng ca ngợi đồng đội của tôi trên chiến trường xưa.
Đêm nhạc của ông thực sự đã chiếm được tình cảm của khán giả. Làm thế nào ông có thể “biến hoá” được một đêm nhạc thoạt nghe tưởng chừng như mang tính cổ động nhiều hơn?
Nhà văn, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Chính nội dung đêm nhạc và các ca khúc đã quyết định điều này. Tôi không chỉ mang đến cho khán giả thuần tuý những bài hát ca ngợi doanh nghiệp, doanh nhân. Nhiều ca khúc về tình yêu, tình mẹ, tình đồng đội… được viết lên bằng cả trái tim trân trọng của tôi.
Hơn nữa, ngoài nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, đêm diễn thành công còn nhờ vào sự nhiệt tình của bạn bè và các nghệ sĩ. Có nhiều nghệ sĩ tên tuổi: NSND Trung Đức, nhạc trưởng Đỗ Hồng Quân, nghệ sĩ Tố Uyên, ca sĩ Đăng Dương… đến với đêm nhạc bằng tấm lòng chứ không phải vì bất cứ yếu tố cát-xê nào.
Đặc biệt, hai nghệ sĩ ưu tú Phạm Ngọc Khôi (phối khí) và Đức Long (thực hiện ca khúc), dù rất bận rộn trước những lời mời biểu diễn ở Mỹ nhưng họ vẫn sẵn sàng giúp đỡ cho đêm nhạc của tôi.
Phải nói rằng, chương trình này được chuẩn bị kỹ cả về nội dung, trang trí, phối khí, trang phục…, nghệ sĩ biểu diễn lại có tài và tâm huyết nên đã truyền tải được tư tưởng của nhạc sĩ. Việc tổ chức đêm nhạc “Nhớ một thời” đã mang được tính chuyên nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Thuý Mơ (Vietnam+)