Những chiến công oai hùng cũng như những hy sinh của các chiến sĩ hải quân trên đoàn tàu không số là đề tài lớn cho các nhà văn khai thác. Với tập ký “Huyền thoại tàu không số,” nhà văn Đình Kính là người "thâm canh" đầu tiên và cũng là người "đánh bắt xa bờ" về đề tài này.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã nêu nhận xét này trong cuộc họp báo giới thiệu sách và phim tài liệu “Huyền thoại tàu không số” diễn ra ngày 29/9, tại Hà Nội.
Cuộc họp báo do Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2011).
“Huyền thoại tàu không số” là cuốn sách thuộc thể ký, dày gần 400 trang, ghi lại một cách chân thực những kỷ niệm, những câu chuyện của cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã từng tham gia làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên biển trong những năm chiến tranh.
Tác phẩm không chỉ nhằm tưởng nhớ, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trên con đường Hồ Chí Minh trên biển mà còn là ân tình, ơn nghĩa gửi tới những người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình, làm nên con đường vận chuyển vũ khí có một không hai trong lịch sử.
Mở đầu cuốn sách, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã viết lời giới thiệu. Ông ghi: “Tôi hoan nghênh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách ‘Huyền thoại tàu không số’… Đây là việc làm cần thiết và hữu ích, không chỉ để người trong cuộc ôn lại kỷ niệm hào hùng của quá khứ mà còn có tác dụng giáo dục con cháu về truyền thống đánh giặc của ông cha.”
Nói về cuốn sách của mình, Nhà văn Đình kính tâm sự, khi nhận lời của Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển để viết cuốn sách này, ông mừng vì đây là dịp để hiểu sâu hơn về con đường và những người một thời vào sinh ra tử, làm nên huyền thoại của dân tộc; nhưng ông cũng lo bởi, chiến tranh qua đã gần 40 năm, đồng đội của ông ai còn, ai mất, nếu còn thì các anh sống ở đâu và mất thì các anh yên nghỉ chỗ nào…
“Và cũng hiểu rằng, 40 năm mới tiến hành cái công việc mà chúng ta dư điều kiện để làm sớm hơn là quá muộn màng…” nhà văn Đình Kính nói./.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã nêu nhận xét này trong cuộc họp báo giới thiệu sách và phim tài liệu “Huyền thoại tàu không số” diễn ra ngày 29/9, tại Hà Nội.
Cuộc họp báo do Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2011).
“Huyền thoại tàu không số” là cuốn sách thuộc thể ký, dày gần 400 trang, ghi lại một cách chân thực những kỷ niệm, những câu chuyện của cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã từng tham gia làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên biển trong những năm chiến tranh.
Tác phẩm không chỉ nhằm tưởng nhớ, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trên con đường Hồ Chí Minh trên biển mà còn là ân tình, ơn nghĩa gửi tới những người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình, làm nên con đường vận chuyển vũ khí có một không hai trong lịch sử.
Mở đầu cuốn sách, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã viết lời giới thiệu. Ông ghi: “Tôi hoan nghênh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách ‘Huyền thoại tàu không số’… Đây là việc làm cần thiết và hữu ích, không chỉ để người trong cuộc ôn lại kỷ niệm hào hùng của quá khứ mà còn có tác dụng giáo dục con cháu về truyền thống đánh giặc của ông cha.”
Nói về cuốn sách của mình, Nhà văn Đình kính tâm sự, khi nhận lời của Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển để viết cuốn sách này, ông mừng vì đây là dịp để hiểu sâu hơn về con đường và những người một thời vào sinh ra tử, làm nên huyền thoại của dân tộc; nhưng ông cũng lo bởi, chiến tranh qua đã gần 40 năm, đồng đội của ông ai còn, ai mất, nếu còn thì các anh sống ở đâu và mất thì các anh yên nghỉ chỗ nào…
“Và cũng hiểu rằng, 40 năm mới tiến hành cái công việc mà chúng ta dư điều kiện để làm sớm hơn là quá muộn màng…” nhà văn Đình Kính nói./.
Thiên Linh (Vietnam+)