Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden ngày 3/3 đã lần đầu tiên họp kín với các nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ nhằm mục tiêu trong hai tuần tới đạt được một thỏa thuận về chương trình cắt giảm chi tiêu lâu dài.
Tuy nhiên, sau cuộc họp kéo dài một giờ tại đồi Capitol, không có bất kỳ thông báo nào về các đột phá được đưa ra.
Nhà Trắng chỉ ra một tuyên bố ngắn, trích lời của ông Biden rằng, cuộc họp đã kết thúc tốt đẹp và cuộc đối thoại sẽ tiếp tục được tiến hành. Hiện vẫn chưa rõ thời gian tổ chức cuộc họp lần hai.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều cho rằng thâm hụt ngân sách và nợ công phình to là những nguy cơ đe dọa nền kinh tế Mỹ trong dài hạn. Hai bên nhất trí trên nguyên tắc rằng cần phải cắt giảm ngân sách, song lại bất đồng về mức cắt giảm và các chương trình bị thu hẹp.
Hôm 19/2, Hạ viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, đã thông qua dự luật cắt giảm 61 tỷ USD trong dự thảo ngân sách liên bang trong tài khóa 2011, nhưng Chính quyền Tổng thống Barack Obama và một số nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ cho rằng việc cắt giảm trên là quá nhiều.
Chuyên gia Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của hãng Moody's Analytics, đánh giá kế hoạch trên của Hạ viện sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2011 và năm tiếp theo lần lượt là 0,5% và 0,2%, đồng nghĩa với việc khoảng 700.000 việc làm sẽ bị mất.
Vì vậy, giới phân tích cho rằng, nếu không thông qua được một biện pháp ngắn hạn khác, Nhà Trắng và Quốc hội cần đạt được một thỏa thuận trong hai tuần tới để tránh xảy ra tình trạng các cơ quan liên bang tê liệt do không có kinh phí hoạt động.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới trước thềm cuộc họp, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia của Nhà Trắng Gene Sperling nhấn mạnh Tổng thống Obama có thể sẽ cắt giảm thêm 6,5 tỷ USD trong dự thảo ngân sách.
Ông khẳng định đảng Dân chủ sẵn sàng cắt giảm thêm chi tiêu nếu hai đảng cùng nhất trí rằng việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang sẽ không gây tổn hại cho nền kinh tế trong ngắn hạn cũng như năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
Trước đó, trong một nỗ lực nhằm tránh tình trạng "đóng băng" chi tiêu của chính phủ liên bang, ngày 2/3, Tổng thống Obama đã ký thông qua dự luật nhằm gia hạn việc cấp tài chính cho chính phủ liên bang thêm hai tuần nữa.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 3/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã phản đối kế hoạch của đảng Cộng hòa về cắt giảm ngân sách cho các chương trình viện trợ nước ngoài.
Ông nêu rõ nếu ngừng đóng góp tài chính cho Ngân hàng Thế giới (WB) và các thể chế quốc tế khác, Washington sẽ tự đánh mất ảnh hưởng của mình.
Theo Bộ trưởng Geithner, Mỹ có nhiều lợi ích an ninh và kinh tế quốc gia từ việc hỗ trợ tăng trưởng và phát triển tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Trong khi đó, các nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng, việc chính quyền cắt giảm chi tiêu dành cho ngoại giao có thể làm xóa sổ các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực ở các nước đang phát triển, làm bất ổn gia tăng.
Cùng ngày, theo kết quả một cuộc khảo sát do đài truyền hình NBC phối hợp với tờ Nhật báo Phố Wall tiến hành cho biết, có tới 56% người dân Mỹ cho rằng ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng hiện nay là tạo việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khoảng 52% số người được hỏi lo ngại đảng Cộng hòa đã đi quá xa trong nỗ lực ngăn chặn thâm hụt ngân sách liên bang.
Cuộc khảo sát do NBC tiến hành cho thấy, chỉ có 23% số người tham gia cuộc khảo sát coi việc cắt giảm chi tiêu là ưu tiên hàng đầu, trong khi đó có hai phần ba các cử tri độc lập bày tỏ sự lo ngại rằng việc cắt giảm mạnh chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân họ và gia đình. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng không hoàn toàn là tin tốt với Chính quyền Tổng thống Obama khi tỷ lệ ủng hộ phương pháp điều hành công việc của ông đã giảm từ 53% xuống chỉ còn 48%./.
Tuy nhiên, sau cuộc họp kéo dài một giờ tại đồi Capitol, không có bất kỳ thông báo nào về các đột phá được đưa ra.
Nhà Trắng chỉ ra một tuyên bố ngắn, trích lời của ông Biden rằng, cuộc họp đã kết thúc tốt đẹp và cuộc đối thoại sẽ tiếp tục được tiến hành. Hiện vẫn chưa rõ thời gian tổ chức cuộc họp lần hai.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều cho rằng thâm hụt ngân sách và nợ công phình to là những nguy cơ đe dọa nền kinh tế Mỹ trong dài hạn. Hai bên nhất trí trên nguyên tắc rằng cần phải cắt giảm ngân sách, song lại bất đồng về mức cắt giảm và các chương trình bị thu hẹp.
Hôm 19/2, Hạ viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, đã thông qua dự luật cắt giảm 61 tỷ USD trong dự thảo ngân sách liên bang trong tài khóa 2011, nhưng Chính quyền Tổng thống Barack Obama và một số nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ cho rằng việc cắt giảm trên là quá nhiều.
Chuyên gia Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của hãng Moody's Analytics, đánh giá kế hoạch trên của Hạ viện sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2011 và năm tiếp theo lần lượt là 0,5% và 0,2%, đồng nghĩa với việc khoảng 700.000 việc làm sẽ bị mất.
Vì vậy, giới phân tích cho rằng, nếu không thông qua được một biện pháp ngắn hạn khác, Nhà Trắng và Quốc hội cần đạt được một thỏa thuận trong hai tuần tới để tránh xảy ra tình trạng các cơ quan liên bang tê liệt do không có kinh phí hoạt động.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới trước thềm cuộc họp, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia của Nhà Trắng Gene Sperling nhấn mạnh Tổng thống Obama có thể sẽ cắt giảm thêm 6,5 tỷ USD trong dự thảo ngân sách.
Ông khẳng định đảng Dân chủ sẵn sàng cắt giảm thêm chi tiêu nếu hai đảng cùng nhất trí rằng việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang sẽ không gây tổn hại cho nền kinh tế trong ngắn hạn cũng như năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
Trước đó, trong một nỗ lực nhằm tránh tình trạng "đóng băng" chi tiêu của chính phủ liên bang, ngày 2/3, Tổng thống Obama đã ký thông qua dự luật nhằm gia hạn việc cấp tài chính cho chính phủ liên bang thêm hai tuần nữa.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 3/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã phản đối kế hoạch của đảng Cộng hòa về cắt giảm ngân sách cho các chương trình viện trợ nước ngoài.
Ông nêu rõ nếu ngừng đóng góp tài chính cho Ngân hàng Thế giới (WB) và các thể chế quốc tế khác, Washington sẽ tự đánh mất ảnh hưởng của mình.
Theo Bộ trưởng Geithner, Mỹ có nhiều lợi ích an ninh và kinh tế quốc gia từ việc hỗ trợ tăng trưởng và phát triển tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Trong khi đó, các nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng, việc chính quyền cắt giảm chi tiêu dành cho ngoại giao có thể làm xóa sổ các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực ở các nước đang phát triển, làm bất ổn gia tăng.
Cùng ngày, theo kết quả một cuộc khảo sát do đài truyền hình NBC phối hợp với tờ Nhật báo Phố Wall tiến hành cho biết, có tới 56% người dân Mỹ cho rằng ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng hiện nay là tạo việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khoảng 52% số người được hỏi lo ngại đảng Cộng hòa đã đi quá xa trong nỗ lực ngăn chặn thâm hụt ngân sách liên bang.
Cuộc khảo sát do NBC tiến hành cho thấy, chỉ có 23% số người tham gia cuộc khảo sát coi việc cắt giảm chi tiêu là ưu tiên hàng đầu, trong khi đó có hai phần ba các cử tri độc lập bày tỏ sự lo ngại rằng việc cắt giảm mạnh chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân họ và gia đình. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng không hoàn toàn là tin tốt với Chính quyền Tổng thống Obama khi tỷ lệ ủng hộ phương pháp điều hành công việc của ông đã giảm từ 53% xuống chỉ còn 48%./.
(TTXVN/Vietnam+)