Trong nghiên cứu mới nhất về giảm nhẹ rủi ro thảm họa công bố ngày 20/3, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế hành động mạnh mẽ hơn để bảo đảm các khoản tài trợ giảm nhẹ rủi ro thảm họa phù hợp với nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Với nhan đề "Giảm nhẹ rủi ro thảm họa: Chi cho nơi nào để đạt hiệu quả," nghiên cứu khẳng định các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu không được cung cấp đầy đủ ngân sách cứu trợ, mặc dù các thảm họa thiên tai trong 11 năm qua gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn một nghìn tỷ USD.
Cũng theo nghiên cứu trên, từ năm 2000-2009, có 40 nước nghèo nhất trên thế giới chỉ được viện trợ 3,7 tỷ USD để thực hiện các chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chiếm 1% tổng số 363 tỷ USD viện trợ phát triển của các nước này.
Bà Margareta Wahlström, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về hạn chế rủi ro thảm họa, cho biết rõ ràng các khoản viện trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các nước là không hợp lý bởi mức độ tổn thất của các nước này do thảm họa.
Bà Wahlström cho biết sẽ yêu cầu các nhà tài trợ xem xét lại ưu tiên của họ để bảo đảm các nguồn tài trợ cho các chương trình giảm bớt rủi ro thảm họa phù hợp hơn với các nhu cầu của cộng đồng bị ảnh hưởng./.
Với nhan đề "Giảm nhẹ rủi ro thảm họa: Chi cho nơi nào để đạt hiệu quả," nghiên cứu khẳng định các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu không được cung cấp đầy đủ ngân sách cứu trợ, mặc dù các thảm họa thiên tai trong 11 năm qua gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn một nghìn tỷ USD.
Cũng theo nghiên cứu trên, từ năm 2000-2009, có 40 nước nghèo nhất trên thế giới chỉ được viện trợ 3,7 tỷ USD để thực hiện các chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chiếm 1% tổng số 363 tỷ USD viện trợ phát triển của các nước này.
Bà Margareta Wahlström, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về hạn chế rủi ro thảm họa, cho biết rõ ràng các khoản viện trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các nước là không hợp lý bởi mức độ tổn thất của các nước này do thảm họa.
Bà Wahlström cho biết sẽ yêu cầu các nhà tài trợ xem xét lại ưu tiên của họ để bảo đảm các nguồn tài trợ cho các chương trình giảm bớt rủi ro thảm họa phù hợp hơn với các nhu cầu của cộng đồng bị ảnh hưởng./.
(TTXVN)