Đã nửa năm kể từ khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình có quyết định 71/UBND, đến nay phía Nhà máy sản xuất tinh bột dong riềng Long Giang thuộc Công ty cổ phần và đầu tư Long Giang Thịnh (đóng tại xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh) vẫn chậm trễ trong thực hiện quyết định trên.
[Nhà máy tinh bột Long Giang tiếp tục gây ô nhiễm]
Ngày 17/1 vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, Trần Văn Tuân đã có công văn chỉ đạo số 71/UBND gửi đến Công ty Cổ phần và Đầu tư Long Giang Thịnh nêu rõ, việc nhà máy tinh bột dong riềng Long Giang thu mua, sản xuất tinh bột sắn trong thời gian qua mà chưa điều chỉnh mục tiêu, hoạt động sản xuất kinh doanh là không đúng quy định của pháp luật.
Công văn chỉ đạo cũng yêu cầu công ty phải xác định lộ trình, kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu dong riềng theo quy hoạch, có kế hoạch thu mua dong riềng mà người dân trồng theo đúng cam kết và thực hiện việc chế biến tinh bột dong riềng theo Giấy chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp.
Nhà máy sản xuất tinh bột dong riềng Long Giang, theo đăng ký lập dự án đầu tư với tỉnh Quảng Bình có mục đích chế biến tinh bột dong riềng xuất khẩu, quy mô đầu tư khoảng trên 40 tỷ đồng cùng với việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu rộng 3.000ha ở hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
[Nhà máy Long Giang: Bội ước dân và gây ô nhiễm]
Xác nhận dự án có tính khả thi, góp phần phát triển nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho nông dân nên đầu năm 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận với nhiều ưu đãi trong đầu tư. Không những vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã hỗ trợ vốn vay ưu đãi hàng chục tỷ đồng với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho việc xây dựng và sớm đưa nhà máy vào hoạt động.
Hàng trăm hộ gia đình của hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy đã ủng hộ việc phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy bằng việc ưu tiên chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng khác sang trồng dong riềng.
Tuy nhiên, sau vụ thu mua nguyên liệu đầu tiên, đến nay, Nhà máy sản xuất tinh bột dong riềng Long Giang đã không tiếp tục thu mua nguyên liệu dòng riềng cho người dân. Thay vào đó, nhà máy lại chuyển sang sản xuất tinh bột sắn.
Việc tự ý đột ngột chuyển đổi mục đích sản xuất của nhà máy đã khiến người dân vùng nguyên liệu bị bất ngờ, gặp nhiều khó khăn đồng thời khiến việc triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu dong riềng trên diện tích 3.000ha ở Quảng Ninh và Lệ Thủy đến nay vẫn chỉ tồn tại trên giấy./.
[Nhà máy tinh bột Long Giang tiếp tục gây ô nhiễm]
Ngày 17/1 vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, Trần Văn Tuân đã có công văn chỉ đạo số 71/UBND gửi đến Công ty Cổ phần và Đầu tư Long Giang Thịnh nêu rõ, việc nhà máy tinh bột dong riềng Long Giang thu mua, sản xuất tinh bột sắn trong thời gian qua mà chưa điều chỉnh mục tiêu, hoạt động sản xuất kinh doanh là không đúng quy định của pháp luật.
Công văn chỉ đạo cũng yêu cầu công ty phải xác định lộ trình, kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu dong riềng theo quy hoạch, có kế hoạch thu mua dong riềng mà người dân trồng theo đúng cam kết và thực hiện việc chế biến tinh bột dong riềng theo Giấy chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp.
Nhà máy sản xuất tinh bột dong riềng Long Giang, theo đăng ký lập dự án đầu tư với tỉnh Quảng Bình có mục đích chế biến tinh bột dong riềng xuất khẩu, quy mô đầu tư khoảng trên 40 tỷ đồng cùng với việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu rộng 3.000ha ở hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
[Nhà máy Long Giang: Bội ước dân và gây ô nhiễm]
Xác nhận dự án có tính khả thi, góp phần phát triển nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho nông dân nên đầu năm 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận với nhiều ưu đãi trong đầu tư. Không những vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã hỗ trợ vốn vay ưu đãi hàng chục tỷ đồng với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho việc xây dựng và sớm đưa nhà máy vào hoạt động.
Hàng trăm hộ gia đình của hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy đã ủng hộ việc phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy bằng việc ưu tiên chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng khác sang trồng dong riềng.
Tuy nhiên, sau vụ thu mua nguyên liệu đầu tiên, đến nay, Nhà máy sản xuất tinh bột dong riềng Long Giang đã không tiếp tục thu mua nguyên liệu dòng riềng cho người dân. Thay vào đó, nhà máy lại chuyển sang sản xuất tinh bột sắn.
Việc tự ý đột ngột chuyển đổi mục đích sản xuất của nhà máy đã khiến người dân vùng nguyên liệu bị bất ngờ, gặp nhiều khó khăn đồng thời khiến việc triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu dong riềng trên diện tích 3.000ha ở Quảng Ninh và Lệ Thủy đến nay vẫn chỉ tồn tại trên giấy./.
Song Trang (Vietnam+)