Theo những thống kê vừa công bố nhân dịp hết năm, việc giới nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc ngoảnh mặt với thương hiệu rượu vang uy tín lâu đời Bordeaux đã khiến giá rượu rớt thảm hại.
Vào cuối tuần trước ở Hong Kong, một cuộc đấu giá rượu quy mô rất được chờ đợi của nhà Sotheby rốt cuộc đã không mang về kết quả như mong muốn, khi những nhãn rượu nổi tiếng từ Chateau Lafite tới Margaux, chẳng có ai mua.
Robert Sleigh, người đứng đầu nhà Sotheby khu vực châu Á cho rằng doanh số xuống thấp là do mức cầu về rượu Bordeaux đã giảm. Chẳng hạn, giá một chai Chateau Lafite 2009 giảm gần một phần tư trong vòng một năm, từ 1.305 euro (1.653 USD) vào đầu tháng 1/2011 xuống còn 988 euro vào tháng 12.
Xavier Coumau, Chủ tịch hãng bán rượu Syndicate, nói với AFP: “Tôi cho rằng đây là một điều chỉnh của thị trường”. Trong khi đó Jack Hibberd, chuyên gia về chỉ số giá rượu vang, giải thích rằng giá giảm “xuất phát từ những lo ngại về nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực đồng euro, đến việc định giá rượu Bordeaux quá cao trong năm 2010, làm thị trường mất đi động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, chìa khóa của vấn đề là nhu cầu giảm ở Trung Quốc, thị trường chính của rượu Bordeaux trong 24 tháng qua.”
Nói thẳng ra, “Trung Quốc không còn mua rượu với những cái giá trên trời nữa”, Antonin Michel, giám đốc điều phối của nhãn rượu Diva, nhận định.
[Rượu vang xuất xứ Trung Quốc đánh bại Bordeaux]
Về cơ bản vang Bordeaux vẫn là một sản phẩm có nhiều triển vọng ở thị trường với dân số đông nhất và nền kinh tế lớn thứ hai hành tinh, theo lời Coumau, nhưng chỉ với những loại cực sang, cực hiếm, như những chai vang sản xuất từ những cánh đồng nho được xếp loại đặc biệt vào năm 1855, vốn chỉ chiếm vào khoảng 5% trong tổng số 733 triệu chai được sản xuất mỗi năm. Với riêng thương hiệu Diva, hai phần ba trong doanh số 33 triệu euro năm 2011 đến từ những chai rượu này, theo lời Michel.
Vào khoảng ba năm trước, nhu cầu tăng đột biến từ Trung Quốc cho những nhãn rượu sang trọng như Lafite, Latour, Mouton Rothschild, Margaux và Haut Brion, đã khiến thị trường rượu vang bùng nổ, đẩy giá lên cao đến mức khó tin. Giá tăng nhanh và đều đặn cho đến khi đạt đỉnh vào ngày 28/6/2011, nhưng sau đó, tình hình đã thay đổi.
“Chúng tôi đã giải thích rủi ro, nhưng họ vẫn quá mê rượu vang. Họ muốn tham gia vào đó, và giờ các khách hàng ở đại lục của chúng tôi nói họ cảm thấy bị lừa gạt trong năm 2010,” Simon Staples, giám đốc bán hàng của các nhãn rượu Berry Bros và Rudd nói với AFP.
“Một số người siêu giàu ở Trung Quốc giờ đã chán Lafite,” Georges Tong, phó chủ tịch một công ty đồ chơi và là nhà sưu tập rươu vang có tiếng ở Hong Kong, nói. “Tặng quà là một chai Lafite giờ không còn sành điệu. Những người nhận quà giờ muốn một chai Domaine de la Romanee Conti,” tức loại rượu Burgundy có giá “thường thường” vào khoảng 12.000 euro một chai./.
Vào cuối tuần trước ở Hong Kong, một cuộc đấu giá rượu quy mô rất được chờ đợi của nhà Sotheby rốt cuộc đã không mang về kết quả như mong muốn, khi những nhãn rượu nổi tiếng từ Chateau Lafite tới Margaux, chẳng có ai mua.
Robert Sleigh, người đứng đầu nhà Sotheby khu vực châu Á cho rằng doanh số xuống thấp là do mức cầu về rượu Bordeaux đã giảm. Chẳng hạn, giá một chai Chateau Lafite 2009 giảm gần một phần tư trong vòng một năm, từ 1.305 euro (1.653 USD) vào đầu tháng 1/2011 xuống còn 988 euro vào tháng 12.
Xavier Coumau, Chủ tịch hãng bán rượu Syndicate, nói với AFP: “Tôi cho rằng đây là một điều chỉnh của thị trường”. Trong khi đó Jack Hibberd, chuyên gia về chỉ số giá rượu vang, giải thích rằng giá giảm “xuất phát từ những lo ngại về nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực đồng euro, đến việc định giá rượu Bordeaux quá cao trong năm 2010, làm thị trường mất đi động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, chìa khóa của vấn đề là nhu cầu giảm ở Trung Quốc, thị trường chính của rượu Bordeaux trong 24 tháng qua.”
Nói thẳng ra, “Trung Quốc không còn mua rượu với những cái giá trên trời nữa”, Antonin Michel, giám đốc điều phối của nhãn rượu Diva, nhận định.
[Rượu vang xuất xứ Trung Quốc đánh bại Bordeaux]
Về cơ bản vang Bordeaux vẫn là một sản phẩm có nhiều triển vọng ở thị trường với dân số đông nhất và nền kinh tế lớn thứ hai hành tinh, theo lời Coumau, nhưng chỉ với những loại cực sang, cực hiếm, như những chai vang sản xuất từ những cánh đồng nho được xếp loại đặc biệt vào năm 1855, vốn chỉ chiếm vào khoảng 5% trong tổng số 733 triệu chai được sản xuất mỗi năm. Với riêng thương hiệu Diva, hai phần ba trong doanh số 33 triệu euro năm 2011 đến từ những chai rượu này, theo lời Michel.
Vào khoảng ba năm trước, nhu cầu tăng đột biến từ Trung Quốc cho những nhãn rượu sang trọng như Lafite, Latour, Mouton Rothschild, Margaux và Haut Brion, đã khiến thị trường rượu vang bùng nổ, đẩy giá lên cao đến mức khó tin. Giá tăng nhanh và đều đặn cho đến khi đạt đỉnh vào ngày 28/6/2011, nhưng sau đó, tình hình đã thay đổi.
“Chúng tôi đã giải thích rủi ro, nhưng họ vẫn quá mê rượu vang. Họ muốn tham gia vào đó, và giờ các khách hàng ở đại lục của chúng tôi nói họ cảm thấy bị lừa gạt trong năm 2010,” Simon Staples, giám đốc bán hàng của các nhãn rượu Berry Bros và Rudd nói với AFP.
“Một số người siêu giàu ở Trung Quốc giờ đã chán Lafite,” Georges Tong, phó chủ tịch một công ty đồ chơi và là nhà sưu tập rươu vang có tiếng ở Hong Kong, nói. “Tặng quà là một chai Lafite giờ không còn sành điệu. Những người nhận quà giờ muốn một chai Domaine de la Romanee Conti,” tức loại rượu Burgundy có giá “thường thường” vào khoảng 12.000 euro một chai./.
Trần Trọng (Vietnam+)