Nhà điêu khắc Na Uy Oyvin Storbaekken, hiện đang làm cố vấn cho Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng, mê... đá Non nước và có “tham vọng” đưa điêu khắc Việt Nam phát triển thành một môn nghệ thuật thay vì quan niệm chỉ là một nghề thủ công như hiện nay.
Ông sinh năm 1947, từng tốt nghiệp Viện Hàn lâm Mỹ thuật quốc gia Na Uy, trên 20 năm vừa giảng dạy tại hai trường Đại học Kiến trúc và Mỹ thuật ở thủ đô Oslo.
Trong một lần tình cờ đến thăm làng đá Non nước, Đà Nẵng vào năm 2001, ông đã có ngay ý tưởng lập một dự án đào tạo những người thợ điêu khắc ở đây có trình độ quốc tế.
Sau nhiều lần đi tìm nhà tài trợ, tới tháng 3/2003, được Cơ quan hợp tác phát triển Na Uy (Norad) tài trợ toàn bộ kinh phí, dự án mới bắt đầu hoạt động với các thiết bị mới mua từ Ý, Đức và nhiều thợ điêu khắc được tuyển dụng.
Họ là những thanh niên của làng đá Non nước, có óc sáng tạo, nghề đẽo đá đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, tuy nhiên do quan niệm đây chỉ là một nghề thủ công nên kĩ năng của những người thợ thường không cao.
Bước đầu, thợ điêu khắc được đào tạo ba năm về tạo mẫu, sao chép tượng, phóng tượng, kỹ thuật cắt đá, các loại thiết bị, dụng cụ điêu khắc và cả tiếng Anh. Ngôn ngữ giữa ông và học trò chủ yếu là những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và đôi khi là vài từ tiếng lóng.
Miệt mài tạc tượng, đào tạo thợ theo phương pháp điêu khắc của nước Ý, ông đã thực hiện khá nhiều tác phẩm mang đậm hồn Việt lần lượt đưa sang Châu Âu, được người dân sở tại đánh giá cao.
Năm 2004, 12 thợ điêu khắc của trung tâm đều được đi Na Uy theo lời mời của thị trấn Tolga - quê hương của Oyvin Storbaekken. Sau sáu tuần làm việc ở Nord-Oesterdalen, họ đã hoàn thành sáu tượng đá granite do hạt Hedmark và Innovation Norway giao gia công.
Hai năm sau, bảy người thợ trở lại Na Uy cùng 10 container đá cẩm thạch đỏ của Việt Nam đã được sơ chế tác từ trung tâm, kết hợp với đá hóa cương của Na Uy miệt mài 2 tháng lắp ghép thành một chiếc cầu xinh đẹp bắc qua một dòng suối nhỏ mang tên "Cầu Hữu nghị Tolga-Đà Nẵng," đánh dấu 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Na Uy.
Trước đó, từ sáng kiến của Oyvin Storbaekken, Trại Điêu khắc Việt Nam-Na Uy được tổ chức bên bờ Đông sông Hàn nhân dịp kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng quy tụ nhiều tên tuổi trong ngành điêu khắc đến từ Na Uy, Việt Nam.
Sau khi dự án kết thúc, tháng 6-2009, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cho phép thành lập Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng - một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động vì sự phát triển văn hóa và nghệ thuật điêu khắc của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hiện nay các sản phẩm điêu khắc chủ yếu của quỹ xuất sang thị trường các nước như Na Uy, Thụy Điên, Đức, Hà Lan, Đan Mạch , Canada.../.
Ông sinh năm 1947, từng tốt nghiệp Viện Hàn lâm Mỹ thuật quốc gia Na Uy, trên 20 năm vừa giảng dạy tại hai trường Đại học Kiến trúc và Mỹ thuật ở thủ đô Oslo.
Trong một lần tình cờ đến thăm làng đá Non nước, Đà Nẵng vào năm 2001, ông đã có ngay ý tưởng lập một dự án đào tạo những người thợ điêu khắc ở đây có trình độ quốc tế.
Sau nhiều lần đi tìm nhà tài trợ, tới tháng 3/2003, được Cơ quan hợp tác phát triển Na Uy (Norad) tài trợ toàn bộ kinh phí, dự án mới bắt đầu hoạt động với các thiết bị mới mua từ Ý, Đức và nhiều thợ điêu khắc được tuyển dụng.
Họ là những thanh niên của làng đá Non nước, có óc sáng tạo, nghề đẽo đá đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, tuy nhiên do quan niệm đây chỉ là một nghề thủ công nên kĩ năng của những người thợ thường không cao.
Bước đầu, thợ điêu khắc được đào tạo ba năm về tạo mẫu, sao chép tượng, phóng tượng, kỹ thuật cắt đá, các loại thiết bị, dụng cụ điêu khắc và cả tiếng Anh. Ngôn ngữ giữa ông và học trò chủ yếu là những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và đôi khi là vài từ tiếng lóng.
Miệt mài tạc tượng, đào tạo thợ theo phương pháp điêu khắc của nước Ý, ông đã thực hiện khá nhiều tác phẩm mang đậm hồn Việt lần lượt đưa sang Châu Âu, được người dân sở tại đánh giá cao.
Năm 2004, 12 thợ điêu khắc của trung tâm đều được đi Na Uy theo lời mời của thị trấn Tolga - quê hương của Oyvin Storbaekken. Sau sáu tuần làm việc ở Nord-Oesterdalen, họ đã hoàn thành sáu tượng đá granite do hạt Hedmark và Innovation Norway giao gia công.
Hai năm sau, bảy người thợ trở lại Na Uy cùng 10 container đá cẩm thạch đỏ của Việt Nam đã được sơ chế tác từ trung tâm, kết hợp với đá hóa cương của Na Uy miệt mài 2 tháng lắp ghép thành một chiếc cầu xinh đẹp bắc qua một dòng suối nhỏ mang tên "Cầu Hữu nghị Tolga-Đà Nẵng," đánh dấu 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Na Uy.
Trước đó, từ sáng kiến của Oyvin Storbaekken, Trại Điêu khắc Việt Nam-Na Uy được tổ chức bên bờ Đông sông Hàn nhân dịp kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng quy tụ nhiều tên tuổi trong ngành điêu khắc đến từ Na Uy, Việt Nam.
Sau khi dự án kết thúc, tháng 6-2009, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cho phép thành lập Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng - một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động vì sự phát triển văn hóa và nghệ thuật điêu khắc của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hiện nay các sản phẩm điêu khắc chủ yếu của quỹ xuất sang thị trường các nước như Na Uy, Thụy Điên, Đức, Hà Lan, Đan Mạch , Canada.../.
Hứa Chung (Vietnam+)