Ngày 29/6, tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, thuộc Tập đoàn Vinashin đã ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung cho nhà đầu tư Nhật Bản là Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản.
Khu công nghiệp Mỹ Trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nằm trong danh mục các khu công nghiệp được ưu tiên phát triển đến năm 2015, tầm nhìn 2020 tại Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005.
Ngày 28/12/2006, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung, với tổng mức đầu tư 274,3 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh đã khẩn trương triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, xây tường rào, xây dựng khu tái định cư, đường giao thông trục chính.
Tính đến hết tháng 3/2012, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định đã cấp và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp tổng cộng 11 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 1668,93 tỷ đồng và hai dự án đầu tư nước ngoài với đăng ký 13,55 triệu USD vào khu công nghiệp Mỹ Trung. Diện tích đất thuê là 26,65 ha, số còn lại khoảng 80ha.
Chủ trương của tỉnh Nam Định là kêu gọi các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm đất... vào khu công nghiệp Mỹ Trung.
Tuy nhiên, do khó khăn kinh tế, việc đầu tư hạ tầng chậm, các hạng mục như đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, trạm xử lý rác thải chưa được đầu tư xây dựng, khiến việc thu hút các nhà đàu tư vào khu công nghiệp Mỹ trung gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, với chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin của Chính phủ, khu công nghiệp Mỹ Trung cũng là một trong những dự án mà Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh muốn chuyển nhượng sở hữu để tập trung vào sản xuất kinh doanh ngành nghề chính là đóng tàu thủy.
Sau khi xét thấy Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản, liên doanh giữa các công ty HT Capital, PSI, PVCR và DAIWA, có tiềm năng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đồng ý chuyển nhượng khu công nghiệp Mỹ Trung từ Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh cho các nhà đầu tư Nhật Bản trên cơ sở đàm phán thỏa thuận giá trị chuyển nhượng có sự tham gia của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định và các ngành liên quan của tỉnh.
Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản cam kết sẽ xây dựng khu công nghiệp Mỹ Trung thành khu công nghiệp tiêu chuẩn Nhật Bản và sẽ xúc tiến đầu tư lấp đầu khu công nghiệp trong vòng 2 năm.
Dự kiến, sau khi ký kết hợp đồng chính thức, Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản sẽ bắt tay ngay vào việc điều chỉnh quy hoạch, thiết kế xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời chuẩn bị tốt cho hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Nam Định và khu công nghiệp Mỹ Trung tại Nhật Bản vào tháng 9/2012./.
Khu công nghiệp Mỹ Trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nằm trong danh mục các khu công nghiệp được ưu tiên phát triển đến năm 2015, tầm nhìn 2020 tại Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005.
Ngày 28/12/2006, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung, với tổng mức đầu tư 274,3 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh đã khẩn trương triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, xây tường rào, xây dựng khu tái định cư, đường giao thông trục chính.
Tính đến hết tháng 3/2012, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định đã cấp và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp tổng cộng 11 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 1668,93 tỷ đồng và hai dự án đầu tư nước ngoài với đăng ký 13,55 triệu USD vào khu công nghiệp Mỹ Trung. Diện tích đất thuê là 26,65 ha, số còn lại khoảng 80ha.
Chủ trương của tỉnh Nam Định là kêu gọi các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm đất... vào khu công nghiệp Mỹ Trung.
Tuy nhiên, do khó khăn kinh tế, việc đầu tư hạ tầng chậm, các hạng mục như đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, trạm xử lý rác thải chưa được đầu tư xây dựng, khiến việc thu hút các nhà đàu tư vào khu công nghiệp Mỹ trung gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, với chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin của Chính phủ, khu công nghiệp Mỹ Trung cũng là một trong những dự án mà Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh muốn chuyển nhượng sở hữu để tập trung vào sản xuất kinh doanh ngành nghề chính là đóng tàu thủy.
Sau khi xét thấy Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản, liên doanh giữa các công ty HT Capital, PSI, PVCR và DAIWA, có tiềm năng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đồng ý chuyển nhượng khu công nghiệp Mỹ Trung từ Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh cho các nhà đầu tư Nhật Bản trên cơ sở đàm phán thỏa thuận giá trị chuyển nhượng có sự tham gia của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định và các ngành liên quan của tỉnh.
Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản cam kết sẽ xây dựng khu công nghiệp Mỹ Trung thành khu công nghiệp tiêu chuẩn Nhật Bản và sẽ xúc tiến đầu tư lấp đầu khu công nghiệp trong vòng 2 năm.
Dự kiến, sau khi ký kết hợp đồng chính thức, Công ty Cổ phần Quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Nhật Bản sẽ bắt tay ngay vào việc điều chỉnh quy hoạch, thiết kế xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời chuẩn bị tốt cho hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Nam Định và khu công nghiệp Mỹ Trung tại Nhật Bản vào tháng 9/2012./.
Nguyễn Trường (TTXVN)