Sau khi tăng một chặng dài hồi đầu tháng, đến nay thị trường chứng đang quay về chu kỳ điều chỉnh.
Kể từ phiên có xuất hiện dấu hiệu xác lập đỉnh (14/9) đến nay (23/9), chỉ số VN-Index lao đầu theo hình răng cưa đồng thời chấp nhận để tuột tay tới gần 30 điểm, chốt tại mốc 440 điểm.
Trong quãng thời gian đó, chỉ số HNX-Index cũng rơi vào trạng thái biến động thăng, trầm và rồi cuối cùng phải rút ngắn tới 5 điểm thành quả, tạm thời dừng tại mốc 74 điểm.
Kỹ thuật cho thấy vùng đáy
Theo ông Raphael Wilhelm, Giám đốc Khối phân tích kỹ thuật, Công ty chứng khoán Bản Việt, VN-Index tại 440 điểm và HNX-Index tại 74 điểm là hai khu vực hỗ trợ kỹ thuật mạnh và rất có khả năng thị trường đang tiến gần đến đáy hỗ trợ ngắn hạn.
Về diễn biến thị trường tại phiên chốt tuần (23/9), khối lượng giao dịch tại sàn Hồ Chí Minh giữ được mức 43 triệu đơn vị là nhờ vào sự nhộn nhịp của hoạt động giao dịch thỏa thuận với hơn 10 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công, chiếm tới 23% thanh khoản toàn sàn.
Trong khi đó bên phía sàn Hà Nội, thanh khoản của thị trường đã về mức thấp nhất trong gần 1 tháng trở lại đây khi chưa đầy 37 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Điểm đáng lưu ý, trong khi sức mạnh dòng tiền đã giảm nhưng thị trường lại không có dấu hiệu bán tháo vội vã, gây khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, mặc dù thanh khoản mỗi phiên trên thị trường đang giảm dần, song nhiều thành viên trên thị trường vẫn kỳ vọng đến một con sóng gối đầu.
Với quan điểm cá nhân, ông Đoàn Việt Hưng, Trưởng phòng Môi giới 2 Công ty chứng khoán Apec cho rằng, “Theo quan sát của tôi một phiên giảm mạnh mà nhà đầu tư vẫn chưa vội vã bán tháo, như vậy diễn biến thị trường đang cho thấy sự ép cung. Hơn nữa, trượt dốc không phanh của VN-Index là do sự ảnh hưởng lớn từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, còn đối với các mã sản xuất lại tương đối đứng giá. Do đó, xu hướng trung hạn thị trường là vẫn ổn."
Thách thức ở vĩ mô
Mặc dù các tín hiệu kỹ thuật về xu hướng trung hạn của thị trường vẫn trong trạng thái lạc quan, song diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cho thấy thị trường chứng khoán sẽ phải đứng trước thách thức mới.
Một số chuyên gia phân tích trên thị trường bắt đầu đã có cảnh báo về xu hướng giảm mạnh tại phiên cuối tuần này có một phần tác động bởi những biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu, do có lo ngại về khả năng khủng hoảng lần hai sẽ xảy ra.
Mới đây, IMF đã có những thông điệp nhấn mạnh, hệ thống tài chính toàn cầu đang phải chịu tác động tiêu cực nặng nề của các nhân tố bất ổn gây khủng hoảng lòng tin kinh tế toàn cầu, như việc khiến cho các thị trường châu Âu rối loạn, chỉ số tín dụng của Mỹ bị hạ thấp, tăng trưởng trì trệ, mất cân bằng tài chính nghiêm trọng và thiếu quyết tâm chính trị ở các nền kinh tế phát triển.
Không chỉ có vậy, ông Đặng Ngọc Hòa, Trưởng phòng Giao dịch Công ty chứng khoán Woori tỏ ra khá lo lắng và cho rằng, kinh tế vĩ mô trong nước vẫn còn nhiều khó khăn do gặp phải những thách thức không nhỏ. Đơn cử, những biện pháp mạnh tay từ phía Ngân hàng nhà nước nhằm kiềm chế lãi suất vẫn đang chờ "tín hiệu" phản hồi...
“Diễn biến nền thị trường đang cho thấy sự lúng túng của các ngân hàng thương mại, khi mà có ngân hàng thậm chí đã phải đưa ra mức lãi suất huy động không thời hạn lên tới 14%. Đây chính là nhân tố tác động đến dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán. Do đó, trong tuần qua xu hướng ngắn hạn của thị trường đã bị phá vỡ. Theo tôi tuần tới thị trường sẽ khó tìm được sức bật như sự kỳ vọng,” ông Hòa nói./.
Kể từ phiên có xuất hiện dấu hiệu xác lập đỉnh (14/9) đến nay (23/9), chỉ số VN-Index lao đầu theo hình răng cưa đồng thời chấp nhận để tuột tay tới gần 30 điểm, chốt tại mốc 440 điểm.
Trong quãng thời gian đó, chỉ số HNX-Index cũng rơi vào trạng thái biến động thăng, trầm và rồi cuối cùng phải rút ngắn tới 5 điểm thành quả, tạm thời dừng tại mốc 74 điểm.
Kỹ thuật cho thấy vùng đáy
Theo ông Raphael Wilhelm, Giám đốc Khối phân tích kỹ thuật, Công ty chứng khoán Bản Việt, VN-Index tại 440 điểm và HNX-Index tại 74 điểm là hai khu vực hỗ trợ kỹ thuật mạnh và rất có khả năng thị trường đang tiến gần đến đáy hỗ trợ ngắn hạn.
Về diễn biến thị trường tại phiên chốt tuần (23/9), khối lượng giao dịch tại sàn Hồ Chí Minh giữ được mức 43 triệu đơn vị là nhờ vào sự nhộn nhịp của hoạt động giao dịch thỏa thuận với hơn 10 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công, chiếm tới 23% thanh khoản toàn sàn.
Trong khi đó bên phía sàn Hà Nội, thanh khoản của thị trường đã về mức thấp nhất trong gần 1 tháng trở lại đây khi chưa đầy 37 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Điểm đáng lưu ý, trong khi sức mạnh dòng tiền đã giảm nhưng thị trường lại không có dấu hiệu bán tháo vội vã, gây khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, mặc dù thanh khoản mỗi phiên trên thị trường đang giảm dần, song nhiều thành viên trên thị trường vẫn kỳ vọng đến một con sóng gối đầu.
Với quan điểm cá nhân, ông Đoàn Việt Hưng, Trưởng phòng Môi giới 2 Công ty chứng khoán Apec cho rằng, “Theo quan sát của tôi một phiên giảm mạnh mà nhà đầu tư vẫn chưa vội vã bán tháo, như vậy diễn biến thị trường đang cho thấy sự ép cung. Hơn nữa, trượt dốc không phanh của VN-Index là do sự ảnh hưởng lớn từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, còn đối với các mã sản xuất lại tương đối đứng giá. Do đó, xu hướng trung hạn thị trường là vẫn ổn."
Thách thức ở vĩ mô
Mặc dù các tín hiệu kỹ thuật về xu hướng trung hạn của thị trường vẫn trong trạng thái lạc quan, song diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cho thấy thị trường chứng khoán sẽ phải đứng trước thách thức mới.
Một số chuyên gia phân tích trên thị trường bắt đầu đã có cảnh báo về xu hướng giảm mạnh tại phiên cuối tuần này có một phần tác động bởi những biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu, do có lo ngại về khả năng khủng hoảng lần hai sẽ xảy ra.
Mới đây, IMF đã có những thông điệp nhấn mạnh, hệ thống tài chính toàn cầu đang phải chịu tác động tiêu cực nặng nề của các nhân tố bất ổn gây khủng hoảng lòng tin kinh tế toàn cầu, như việc khiến cho các thị trường châu Âu rối loạn, chỉ số tín dụng của Mỹ bị hạ thấp, tăng trưởng trì trệ, mất cân bằng tài chính nghiêm trọng và thiếu quyết tâm chính trị ở các nền kinh tế phát triển.
Không chỉ có vậy, ông Đặng Ngọc Hòa, Trưởng phòng Giao dịch Công ty chứng khoán Woori tỏ ra khá lo lắng và cho rằng, kinh tế vĩ mô trong nước vẫn còn nhiều khó khăn do gặp phải những thách thức không nhỏ. Đơn cử, những biện pháp mạnh tay từ phía Ngân hàng nhà nước nhằm kiềm chế lãi suất vẫn đang chờ "tín hiệu" phản hồi...
“Diễn biến nền thị trường đang cho thấy sự lúng túng của các ngân hàng thương mại, khi mà có ngân hàng thậm chí đã phải đưa ra mức lãi suất huy động không thời hạn lên tới 14%. Đây chính là nhân tố tác động đến dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán. Do đó, trong tuần qua xu hướng ngắn hạn của thị trường đã bị phá vỡ. Theo tôi tuần tới thị trường sẽ khó tìm được sức bật như sự kỳ vọng,” ông Hòa nói./.
Linh Chi (Vietnam+)