Vào 20 giờ 10 ngày 12/3, VTV tiếp tục phát sóng phần hai bộ phim "Nhà có nhiều cửa sổ." Đây là bộ phim chính luận đề cập về giới trẻ trước những thử thách và những nguy cơ để lựa chọn cho mình cách sống có ý nghĩa…
Phần hai sẽ có 27 tập, đã được phát sóng từ tháng 1/2010 nhưng sau đó bị “đứt quãng” do phải “nhường sóng” cho phim giải trí Tết.
Số phận “long đong” của "Nhà có nhiều cửa sổ" cũng là nỗi buồn của những người làm phim chính luận trước sức ép phải nhường sóng cho phim xã hội hóa trên các kênh truyền hình hiện nay.
Có hay không sự thiên vị cho dòng phim giải trí?
Việc phát sóng các phim giải trí nhiều có thể do cách lựa chọn nội dung đặt hàng các đơn vị xã hội hóa để hy vọng thay đổi món ăn tinh thần cho khán giả.
Tuy nhiên, có những bộ phim giải trí phát sóng liên tiếp, nội dung không phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống hôm nay, chủ yếu là những cuộc tình éo le trong các khung cảnh nhà cửa giàu sang, trang phục đắt tiền.
Giải trí cũng là cần thiết nhưng giải trí mà thiếu tính nội dung hay những câu chuyện gợi sự suy nghĩ cho khán giả thì sẽ nhanh chóng gây ra sự nhàm chán.
Hiện nay, phim truyền hình đang thiếu hụt mảng phim chính luận với những câu chuyện về các số phận con người có nhiều hoàn cảnh sống còn khó khăn, những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động...
Trong khi đó, việc sắp xếp đề tài phim truyền hình hiện nay chưa tỏ ra hiệu quả, bị thiên lệch và đôi khi do một bộ phận biên tập nội dung hay bộ phận khai thác chi phối.
Thời gian qua trên VTV, HTV và nhiều đài địa phương, phim truyền hình là những câu chuyện tình yêu na ná nhau được khai thác và phát sóng.
Nếu việc sắp xếp đề tài và phong cách sáng tạo nghệ thuật phim truyền hình có sự tham gia hay tham khảo ý kiến đóng góp của những người có nghề làm phim, phụ trách đơn vị sản xuất sẽ tránh được sự thiên lệch hoặc thái quá như hiện nay.
Có ý kiến cho rằng các đơn vị xã hội hóa năng động hơn, chủ động hơn khi làm thủ tục với bộ phận phát sóng nên những phim do VFC hay TFS đã phải nhường sóng, mặc dù ở các kỳ chấm giải thưởng nghề nghiệp thì các giải vàng vẫn chỉ rơi vào hai đơn vị này dù phim xã hội hóa cũng háo hức tham gia.
Vì sao phim chính luận bị “lép”?
Nói về những khó khăn và lý do khiến phim chính luận chưa bật lên được, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC cho biết: “Việc sản xuất phim chính luận sẽ vẫn luôn được quan tâm nhưng ai cũng thấy, viết kịch bản và tổ chức sản xuất phim chính luận hay những câu chuyện gắn với đời sống hiện thực sẽ vất vả, khó khăn hơn những phim giải trí."
"Vì làm các phim này cần đầu tư công sức, trình độ để tìm hiểu thực tế mới viết được kịch bản và sau đó tổ chức sản xuất cũng mất thời gian. Chưa kể phim làm về người lao động, phim về quá khứ, nông thôn sẽ khó mà đưa vào bối cảnh những chai dầu gội đầu, những lọ dầu ăn hay những xe máy, ô tô đẹp để thỏa mãn các nhà tài trợ,” anh nói thêm.
Một thực tế khác nữa là với cơ chế của VFC và TFS như hiện nay, nhận kinh phí làm phim rồi đến khi sản xuất xong phải đợi phát sóng sẽ kém nhanh nhạy hơn về doanh thu từ quảng cáo.
Trong khi đó, các đơn vị xã hội hóa vừa lo sản xuất (thường là đi đặt lại nhóm làm phim của VFC và TFS hay những người làm phim khác), đồng thời lo luôn cả việc đi chào mời quảng cáo, tài trợ.
Ở các đơn vị sản xuất phim thuộc đài truyền hình thì việc chào quảng cáo lại do bộ phận khác của đài làm. Chính sự thiếu đồng bộ đó dẫn đến việc các phim của hai đơn vị sản xuất phim truyền hình có kinh nghiệm và uy tín nhất lại không biết kế hoạch phim làm ra phát khi nào.
Hay đơn cử việc định hướng về dòng phim giải trí, chính luận chiếm bao nhiêu phần trăm trong kế hoạch sản xuất của các đài truyền hình hiện nay là không có hoặc ít khi được nghĩ đến.
Vì thế, những vấn đề lớn của xã hội đang bị thiếu vắng trong mảng đề tài phim truyền hình. Còn khán giả thì bội thực với số lượng các phim giải trí phát sóng liên tục trên cả VTV1, VTV3.
Kế hoạch “lội ngược dòng “ của VFC
Sự trở lại của phim chính luận trên VTV1 được kỳ vọng vào phần hai của "Nhà có nhiều cửa sổ." Ở phần này, bộ phim mở ra khá nhiều những góc tối sáng trong đời sống thanh niên trẻ hiện nay.
Không chỉ là những thanh niên con nhà giàu mà ngay cả những học sinh trung học, sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học hay những cô gái trẻ thiếu nhận thức cũng có thể sa vào những cám dỗ nguy hiểm.
Cùng với việc cho phát sóng phần hai "Nhà có nhiều cửa sổ," trong năm nay VFC sẽ tiếp tục đầu tư để khẳng định vị thế của dòng phim chính luận.
Theo đó, đa dạng đề tài được xem là một gợi ý cho sự đột phá. Để thu hút sự quan tâm của khán giả đối với dòng phim này, việc hợp tác sản xuất và quảng bá sẽ được đẩy mạnh hơn.
Khán giả sẽ đánh giá bộ phim bằng chất lượng và chính chất lượng sẽ quyết định sự tồn tại của các đơn vị sản xuất phim có thương hiệu như TFS, VFC./.
Phần hai sẽ có 27 tập, đã được phát sóng từ tháng 1/2010 nhưng sau đó bị “đứt quãng” do phải “nhường sóng” cho phim giải trí Tết.
Số phận “long đong” của "Nhà có nhiều cửa sổ" cũng là nỗi buồn của những người làm phim chính luận trước sức ép phải nhường sóng cho phim xã hội hóa trên các kênh truyền hình hiện nay.
Có hay không sự thiên vị cho dòng phim giải trí?
Việc phát sóng các phim giải trí nhiều có thể do cách lựa chọn nội dung đặt hàng các đơn vị xã hội hóa để hy vọng thay đổi món ăn tinh thần cho khán giả.
Tuy nhiên, có những bộ phim giải trí phát sóng liên tiếp, nội dung không phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống hôm nay, chủ yếu là những cuộc tình éo le trong các khung cảnh nhà cửa giàu sang, trang phục đắt tiền.
Giải trí cũng là cần thiết nhưng giải trí mà thiếu tính nội dung hay những câu chuyện gợi sự suy nghĩ cho khán giả thì sẽ nhanh chóng gây ra sự nhàm chán.
Hiện nay, phim truyền hình đang thiếu hụt mảng phim chính luận với những câu chuyện về các số phận con người có nhiều hoàn cảnh sống còn khó khăn, những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động...
Trong khi đó, việc sắp xếp đề tài phim truyền hình hiện nay chưa tỏ ra hiệu quả, bị thiên lệch và đôi khi do một bộ phận biên tập nội dung hay bộ phận khai thác chi phối.
Thời gian qua trên VTV, HTV và nhiều đài địa phương, phim truyền hình là những câu chuyện tình yêu na ná nhau được khai thác và phát sóng.
Nếu việc sắp xếp đề tài và phong cách sáng tạo nghệ thuật phim truyền hình có sự tham gia hay tham khảo ý kiến đóng góp của những người có nghề làm phim, phụ trách đơn vị sản xuất sẽ tránh được sự thiên lệch hoặc thái quá như hiện nay.
Có ý kiến cho rằng các đơn vị xã hội hóa năng động hơn, chủ động hơn khi làm thủ tục với bộ phận phát sóng nên những phim do VFC hay TFS đã phải nhường sóng, mặc dù ở các kỳ chấm giải thưởng nghề nghiệp thì các giải vàng vẫn chỉ rơi vào hai đơn vị này dù phim xã hội hóa cũng háo hức tham gia.
Vì sao phim chính luận bị “lép”?
Nói về những khó khăn và lý do khiến phim chính luận chưa bật lên được, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC cho biết: “Việc sản xuất phim chính luận sẽ vẫn luôn được quan tâm nhưng ai cũng thấy, viết kịch bản và tổ chức sản xuất phim chính luận hay những câu chuyện gắn với đời sống hiện thực sẽ vất vả, khó khăn hơn những phim giải trí."
"Vì làm các phim này cần đầu tư công sức, trình độ để tìm hiểu thực tế mới viết được kịch bản và sau đó tổ chức sản xuất cũng mất thời gian. Chưa kể phim làm về người lao động, phim về quá khứ, nông thôn sẽ khó mà đưa vào bối cảnh những chai dầu gội đầu, những lọ dầu ăn hay những xe máy, ô tô đẹp để thỏa mãn các nhà tài trợ,” anh nói thêm.
Một thực tế khác nữa là với cơ chế của VFC và TFS như hiện nay, nhận kinh phí làm phim rồi đến khi sản xuất xong phải đợi phát sóng sẽ kém nhanh nhạy hơn về doanh thu từ quảng cáo.
Trong khi đó, các đơn vị xã hội hóa vừa lo sản xuất (thường là đi đặt lại nhóm làm phim của VFC và TFS hay những người làm phim khác), đồng thời lo luôn cả việc đi chào mời quảng cáo, tài trợ.
Ở các đơn vị sản xuất phim thuộc đài truyền hình thì việc chào quảng cáo lại do bộ phận khác của đài làm. Chính sự thiếu đồng bộ đó dẫn đến việc các phim của hai đơn vị sản xuất phim truyền hình có kinh nghiệm và uy tín nhất lại không biết kế hoạch phim làm ra phát khi nào.
Hay đơn cử việc định hướng về dòng phim giải trí, chính luận chiếm bao nhiêu phần trăm trong kế hoạch sản xuất của các đài truyền hình hiện nay là không có hoặc ít khi được nghĩ đến.
Vì thế, những vấn đề lớn của xã hội đang bị thiếu vắng trong mảng đề tài phim truyền hình. Còn khán giả thì bội thực với số lượng các phim giải trí phát sóng liên tục trên cả VTV1, VTV3.
Kế hoạch “lội ngược dòng “ của VFC
Sự trở lại của phim chính luận trên VTV1 được kỳ vọng vào phần hai của "Nhà có nhiều cửa sổ." Ở phần này, bộ phim mở ra khá nhiều những góc tối sáng trong đời sống thanh niên trẻ hiện nay.
Không chỉ là những thanh niên con nhà giàu mà ngay cả những học sinh trung học, sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học hay những cô gái trẻ thiếu nhận thức cũng có thể sa vào những cám dỗ nguy hiểm.
Cùng với việc cho phát sóng phần hai "Nhà có nhiều cửa sổ," trong năm nay VFC sẽ tiếp tục đầu tư để khẳng định vị thế của dòng phim chính luận.
Theo đó, đa dạng đề tài được xem là một gợi ý cho sự đột phá. Để thu hút sự quan tâm của khán giả đối với dòng phim này, việc hợp tác sản xuất và quảng bá sẽ được đẩy mạnh hơn.
Khán giả sẽ đánh giá bộ phim bằng chất lượng và chính chất lượng sẽ quyết định sự tồn tại của các đơn vị sản xuất phim có thương hiệu như TFS, VFC./.
(TT&VH/Vietnam+)