Từng là một nhà báo được nhiều người biết đến, giờ đã có hơn hai tháng đảm nhận cương vị cán bộ nghiên cứu truyền thông của Đại học Harvard (Mỹ), ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập VietNamNet chia sẻ những trăn trở của mình nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 21/6.
Theo lời ông Tuấn, so với công việc làm báo trước kia và việc làm nghiên cứu hiện nay, thật khó thể nói công việc nào "thích hơn". Song, ông cảm thấy vui vì những thách thức của công việc mới.
“Tôi được làm việc với những xu hướng truyền thông mới, nghiên cứu sự ảnh hưởng và vai trò của nó trong tương lai, làm gì để nó dẫn dắt xã hội loài người đến những điều tốt đẹp hơn,” ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho hay mình luôn sẵn lòng bàn luận, trao đổi với các bạn, các đồng nghiệp bất kỳ lúc nào. Với cuộc cách mạng thông tin hiện nay thì dù ở xa nhưng vẫn cảm thấy rất gần nhau, vẫn cảm nhận được hơi thở cuộc sống ở Việt Nam.
Nhận định về tình hình báo chí, ông Tuấn cho rằng nền báo chí thế giới hôm nay đang trăn trở tìm những mô hình mới trong bối cảnh công nghệ thông tin đã có những bước tiến vũ bão. Hiện nay, truyền thông xã hội trên Internet và Mobile đang phát triển nhanh chóng và ngày càng có tiếng nói và vai trò trong xã hội.
Do đó, việc đào tạo báo chí cũng phải thay đổi một cách nhanh chóng để phù hợp với thực tế.
Trong 2 ngày 15 và 16/6, Harvard đã tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo trường đào tạo báo chí và truyền thông lớn nhất của Mỹ như Columbia, Northwestern, University of Southern California, Berkeley... để bàn về tương lai của đào tạo báo chí.
Tại Hội nghị, các chuyên gia cho rằng, báo chí thế giới đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Tuy nhiên, báo chí chỉ giữ được vai trò, chỗ đứng của mình nếu bảo đảm viết đúng, viết đầy đủ sự thật, thể hiện khả năng biên tập chuyên nghiệp.
Nói về báo chí ở quê nhà, ông Tuấn cho rằng báo chí Việt Nam có trách nhiệm xã hội lớn với Tổ quốc và dân tộc.
Đó chính là trách nhiệm trong việc làm cho bạn bè thế giới hiểu đúng về chủ quyền trên biển, đảo của Việt Nam, hiểu đúng về tinh thần hữu nghị, thiện chí của nhân dân Việt Nam.
Ngoài ra, báo chí có trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng nhân cách nhân hậu, vị tha, thân thiện, bản lĩnh, dũng cảm, trân trọng bạn bè… của người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn diện và toàn cầu hóa.
Bên cạnh đó, báo chí phải nhận thức rõ trách nhiệm góp sức thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, góp sức để xây dựng kinh tế Việt Nam vững mạnh.
Nhớ đến ngày 21/6, ông Tuấn bảo rằng năm nay, tuy đón mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam trên đất Mỹ, song ông không thấy hụt hẫng.
“Từ khi làm Tổng biên tập VietNamNet, trong ngày 21/6, tôi thường nghĩ đến và tri ân những cộng tác viên, nhân sĩ, trí thức, bạn đọc… - Những người đã góp những giá trị rất to lớn và quan trọng cho tờ báo,” ông Tuấn nói./.
Theo lời ông Tuấn, so với công việc làm báo trước kia và việc làm nghiên cứu hiện nay, thật khó thể nói công việc nào "thích hơn". Song, ông cảm thấy vui vì những thách thức của công việc mới.
“Tôi được làm việc với những xu hướng truyền thông mới, nghiên cứu sự ảnh hưởng và vai trò của nó trong tương lai, làm gì để nó dẫn dắt xã hội loài người đến những điều tốt đẹp hơn,” ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho hay mình luôn sẵn lòng bàn luận, trao đổi với các bạn, các đồng nghiệp bất kỳ lúc nào. Với cuộc cách mạng thông tin hiện nay thì dù ở xa nhưng vẫn cảm thấy rất gần nhau, vẫn cảm nhận được hơi thở cuộc sống ở Việt Nam.
Nhận định về tình hình báo chí, ông Tuấn cho rằng nền báo chí thế giới hôm nay đang trăn trở tìm những mô hình mới trong bối cảnh công nghệ thông tin đã có những bước tiến vũ bão. Hiện nay, truyền thông xã hội trên Internet và Mobile đang phát triển nhanh chóng và ngày càng có tiếng nói và vai trò trong xã hội.
Do đó, việc đào tạo báo chí cũng phải thay đổi một cách nhanh chóng để phù hợp với thực tế.
Trong 2 ngày 15 và 16/6, Harvard đã tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo trường đào tạo báo chí và truyền thông lớn nhất của Mỹ như Columbia, Northwestern, University of Southern California, Berkeley... để bàn về tương lai của đào tạo báo chí.
Tại Hội nghị, các chuyên gia cho rằng, báo chí thế giới đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Tuy nhiên, báo chí chỉ giữ được vai trò, chỗ đứng của mình nếu bảo đảm viết đúng, viết đầy đủ sự thật, thể hiện khả năng biên tập chuyên nghiệp.
Nói về báo chí ở quê nhà, ông Tuấn cho rằng báo chí Việt Nam có trách nhiệm xã hội lớn với Tổ quốc và dân tộc.
Đó chính là trách nhiệm trong việc làm cho bạn bè thế giới hiểu đúng về chủ quyền trên biển, đảo của Việt Nam, hiểu đúng về tinh thần hữu nghị, thiện chí của nhân dân Việt Nam.
Ngoài ra, báo chí có trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng nhân cách nhân hậu, vị tha, thân thiện, bản lĩnh, dũng cảm, trân trọng bạn bè… của người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn diện và toàn cầu hóa.
Bên cạnh đó, báo chí phải nhận thức rõ trách nhiệm góp sức thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, góp sức để xây dựng kinh tế Việt Nam vững mạnh.
Nhớ đến ngày 21/6, ông Tuấn bảo rằng năm nay, tuy đón mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam trên đất Mỹ, song ông không thấy hụt hẫng.
“Từ khi làm Tổng biên tập VietNamNet, trong ngày 21/6, tôi thường nghĩ đến và tri ân những cộng tác viên, nhân sĩ, trí thức, bạn đọc… - Những người đã góp những giá trị rất to lớn và quan trọng cho tờ báo,” ông Tuấn nói./.
Phương Chi (Vietnam+)