Trận lốc xoáy kinh hoàng tấn công khu vực dân cư ở thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, miền Đông Nhật Bản hôm 6/5 đã được cơ quan chức năng nước này xác định nguyên nhân.
[Lốc xoáy tại Nhật Bản làm 41 người thương vong]
Theo đó, khoảng cách chênh lệch nhiệt độ tới 40 độ C giữa đới không khí lạnh trên cao và đới không khí nóng dưới mặt đất hình thành nên những đám mây dông và vùng xoáy không khí.
Radar của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã đo được đường kính của đám mây dông từ 10-20km, cho thấy đây là đám mây dông siêu kích thước hình thành trong không khí vào thời điểm đó. Những đám mây dông thỉnh thoảng có thể tích tụ thành những trận lốc siêu mạnh.Theo JMA, đới không khí lạnh với nền nhiệt độ dưới -21 độ C di chuyển qua bầu trời Nhật Bản hôm 6/5 ở độ cao 5.500m trong khi đới không khí nóng mang hơi ẩm di chuyển từ phía Nam lên vùng áp thấp trên biển Nhật Bản.Vào khoảng 1 giờ chiều cùng ngày, khi lốc xoáy tấn công thành phố Tsukuba, nhiệt độ bề mặt của thành phố lúc đó là 25,6 độ C, cao hơn so với nhiệt độ cao trung bình 21,3 độ C tại khu vực này.
Trong khoảng một tháng qua, nhiệt độ không khí ở quần đảo Nhật Bản luôn có những biến động bất thường kéo theo không khí lạnh kéo dài từ một tuần đến 10 ngày. Vùng áp thấp kéo theo những cơn mưa lớn và gió vào đầu tháng Tư cũng góp phần vào những biến động bất thường này.
Giáo sư Fumiaki Kobayashi thuộc Phòng Khoa học Trái đất và Đại dương Nhật Bản thuộc Học viện Quốc phòng cho biết: “Nhìn chung, trận lốc xoáy hôm 6/5 được xác định ở cấp độ F2 với sức gió hơn 50m/giây (180km/giờ). Nhưng tại tâm lốc, sức gió có thể mạnh ngang với cấp độ F3 (từ 252-331km/giờ).”
Trận lốc xoáy siêu lớn này có tên gọi quốc tế là Fujita-Pearson Tornado Scale hay F-Scale. Lốc xoáy cấp độ 6 này có cường độ từ mức F0, 61-115km/giờ, đến mức F5, 421-511 km/giờ. Tính đến nay, trận lốc xoáy kinh hoàng nhất ở Nhật Bản là ở mức F3 trong đó nhà cửa bị hất đổ trong khi các phương tiện giao thông thì bị thổi tung lên./.
[Lốc xoáy tại Nhật Bản làm 41 người thương vong]
Theo đó, khoảng cách chênh lệch nhiệt độ tới 40 độ C giữa đới không khí lạnh trên cao và đới không khí nóng dưới mặt đất hình thành nên những đám mây dông và vùng xoáy không khí.
Radar của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã đo được đường kính của đám mây dông từ 10-20km, cho thấy đây là đám mây dông siêu kích thước hình thành trong không khí vào thời điểm đó. Những đám mây dông thỉnh thoảng có thể tích tụ thành những trận lốc siêu mạnh.Theo JMA, đới không khí lạnh với nền nhiệt độ dưới -21 độ C di chuyển qua bầu trời Nhật Bản hôm 6/5 ở độ cao 5.500m trong khi đới không khí nóng mang hơi ẩm di chuyển từ phía Nam lên vùng áp thấp trên biển Nhật Bản.Vào khoảng 1 giờ chiều cùng ngày, khi lốc xoáy tấn công thành phố Tsukuba, nhiệt độ bề mặt của thành phố lúc đó là 25,6 độ C, cao hơn so với nhiệt độ cao trung bình 21,3 độ C tại khu vực này.
Trong khoảng một tháng qua, nhiệt độ không khí ở quần đảo Nhật Bản luôn có những biến động bất thường kéo theo không khí lạnh kéo dài từ một tuần đến 10 ngày. Vùng áp thấp kéo theo những cơn mưa lớn và gió vào đầu tháng Tư cũng góp phần vào những biến động bất thường này.
Giáo sư Fumiaki Kobayashi thuộc Phòng Khoa học Trái đất và Đại dương Nhật Bản thuộc Học viện Quốc phòng cho biết: “Nhìn chung, trận lốc xoáy hôm 6/5 được xác định ở cấp độ F2 với sức gió hơn 50m/giây (180km/giờ). Nhưng tại tâm lốc, sức gió có thể mạnh ngang với cấp độ F3 (từ 252-331km/giờ).”
Trận lốc xoáy siêu lớn này có tên gọi quốc tế là Fujita-Pearson Tornado Scale hay F-Scale. Lốc xoáy cấp độ 6 này có cường độ từ mức F0, 61-115km/giờ, đến mức F5, 421-511 km/giờ. Tính đến nay, trận lốc xoáy kinh hoàng nhất ở Nhật Bản là ở mức F3 trong đó nhà cửa bị hất đổ trong khi các phương tiện giao thông thì bị thổi tung lên./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)