Mặc dù chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây thông báo về kế hoạch ngừng tăng lương trong khu vực công và nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách, song kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trước mắt.
Theo đó, Chính phủ có kế hoạch ngừng tăng lương khu vực công (kể cả nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng) trong thời hạn hai năm, nhằm đối phó với vấn đề thâm hụt ngân sách gia tăng. Nhà Trắng ước tính, biện pháp này sẽ giúp tiết kiệm hai tỷ USD trong tài khóa 2011.
Bên cạnh đó, Ủy ban Cải cách tài chính quốc gia (cơ quan thành lập hồi đầu năm nay chịu trách nhiệm về quản lý thâm hụt ngân sách) cũng đề xuất về một kế hoạch đồ sộ, nhằm cắt giảm đáng kể thâm hụt ngân sách Mỹ trong vòng 10 năm tới, tập trung vào việc cắt giảm trợ cấp xã hội và chi tiêu quốc phòng, đồng thời kêu gọi nâng tuổi về hưu của người lao động.
Các nhà phân tích cho rằng, có ba nguyên nhân chính khiến chính phủ Mỹ phải khẩn trương theo đuổi các biện pháp cắt giảm ngân sách. Thứ nhất, vấn đề thâm hụt ngân sách từ lâu đã là một thách thức cấp bách đối với Mỹ. Trong tài khóa 2009, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ chạm ngưỡng kỷ lục 1.420 tỷ USD và 1.290 tỷ USD năm 2010.
Hiện tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP duy trì ổn định ở mức 8,9%, còn tổng nợ của chính phủ là khoảng 14.000 tỷ USD. Trong khi đó, thu ngân sách quốc gia lại giảm xuống 14,9% GDP do suy thoái kinh tế và tiến trình phục hồi chậm chạp; chi ngân sách lại tăng lên khoảng 25% GDP, mức cao kỷ lục kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chuyên gia Derek Scissor thuộc Trung tâm tư vấn Heritage Foundation (có trụ sở tại Washington) đánh giá: "Mỹ cần khẩn trương giảm mạnh thâm hụt ngân sách liên bang vì những lợi ích của chính mình, đặc biệt là vấn đề thất nghiệp."
Thứ hai, Chính quyền Tổng thống Obama đang có sự điều chỉnh và thích ứng với môi trường chính trị mới tại Washington, sau khi Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ Viện trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Chính Đảng Cộng hòa là bên đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc thắt chặt chi tiêu công, giảm thâm hụt ngân sách và thuế. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Obama phải tìm cách thích ứng với những quan điểm và chính sách tài khóa khác biệt từ các Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa.
Thứ ba, yếu tố quốc tế cũng là tác nhân thúc đẩy Mỹ theo đuổi các kế hoạch kiểm soát ngân sách. Cuộc khủng hoảng nợ công đã và đang ám ảnh châu Âu trong một năm qua.
Ireland mới đây đã buộc phải theo chân Hy Lạp nhận cứu trợ tài chính quốc tế. Thị trường lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu có thể tạo ra những hiệu ứng đôminô và lan sang các nền kinh tế yếu kém trong Eurozone.
Cho dù Mỹ là quốc gia nắm đồng tiền dự trữ chủ chốt thế giới, song ngày càng có nhiều người lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Bản thân người dân Mỹ cũng hiểu rằng quốc gia này cần "tiên hạ thủ vi cường" để tránh rơi vào tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng." Tổng thống Obama khẳng định: "Sự thật là kiểm soát thâm hụt ngân sách cần nỗ lực hy sinh và đồng lòng rất lớn. Sự hy sinh đó cần được chia sẻ từ chính những người lao động và nhân viên nhà nước."
Bình luận về kế hoạch cắt giảm ngân sách của Mỹ, cựu chủ tịch Nhóm chuyên gia Tư vấn kinh tế của Nhà Trắng, Christina Romer cho rằng đây chưa phải là thời điểm phù hợp nhất để tiến hành cắt giảm ngân sách mạnh tay. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng chưa nhanh như kỳ vọng và triển vọng trong tương lai gần vẫn chưa chắc chắn.
Trong tháng 11 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên mức 9,8%, con số cao kỷ lục trong vòng bảy tháng qua. Tính chung trong 19 tháng liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ luôn duy trì trên ngưỡng 9%. Bộ Lao động Mỹ dự đoán, con số này sẽ giảm xuống 8,9-9,1% trong năm 2011.
Trong khi đó, Theo Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế nước này đã tăng trưởng 2,5% trong quý III/2010, cao hơn so với dự đoán chỉ tăng 2%. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng mức tăng GDP này là chưa đủ nhanh để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động./.
Theo đó, Chính phủ có kế hoạch ngừng tăng lương khu vực công (kể cả nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng) trong thời hạn hai năm, nhằm đối phó với vấn đề thâm hụt ngân sách gia tăng. Nhà Trắng ước tính, biện pháp này sẽ giúp tiết kiệm hai tỷ USD trong tài khóa 2011.
Bên cạnh đó, Ủy ban Cải cách tài chính quốc gia (cơ quan thành lập hồi đầu năm nay chịu trách nhiệm về quản lý thâm hụt ngân sách) cũng đề xuất về một kế hoạch đồ sộ, nhằm cắt giảm đáng kể thâm hụt ngân sách Mỹ trong vòng 10 năm tới, tập trung vào việc cắt giảm trợ cấp xã hội và chi tiêu quốc phòng, đồng thời kêu gọi nâng tuổi về hưu của người lao động.
Các nhà phân tích cho rằng, có ba nguyên nhân chính khiến chính phủ Mỹ phải khẩn trương theo đuổi các biện pháp cắt giảm ngân sách. Thứ nhất, vấn đề thâm hụt ngân sách từ lâu đã là một thách thức cấp bách đối với Mỹ. Trong tài khóa 2009, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ chạm ngưỡng kỷ lục 1.420 tỷ USD và 1.290 tỷ USD năm 2010.
Hiện tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP duy trì ổn định ở mức 8,9%, còn tổng nợ của chính phủ là khoảng 14.000 tỷ USD. Trong khi đó, thu ngân sách quốc gia lại giảm xuống 14,9% GDP do suy thoái kinh tế và tiến trình phục hồi chậm chạp; chi ngân sách lại tăng lên khoảng 25% GDP, mức cao kỷ lục kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chuyên gia Derek Scissor thuộc Trung tâm tư vấn Heritage Foundation (có trụ sở tại Washington) đánh giá: "Mỹ cần khẩn trương giảm mạnh thâm hụt ngân sách liên bang vì những lợi ích của chính mình, đặc biệt là vấn đề thất nghiệp."
Thứ hai, Chính quyền Tổng thống Obama đang có sự điều chỉnh và thích ứng với môi trường chính trị mới tại Washington, sau khi Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ Viện trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Chính Đảng Cộng hòa là bên đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc thắt chặt chi tiêu công, giảm thâm hụt ngân sách và thuế. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Obama phải tìm cách thích ứng với những quan điểm và chính sách tài khóa khác biệt từ các Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa.
Thứ ba, yếu tố quốc tế cũng là tác nhân thúc đẩy Mỹ theo đuổi các kế hoạch kiểm soát ngân sách. Cuộc khủng hoảng nợ công đã và đang ám ảnh châu Âu trong một năm qua.
Ireland mới đây đã buộc phải theo chân Hy Lạp nhận cứu trợ tài chính quốc tế. Thị trường lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu có thể tạo ra những hiệu ứng đôminô và lan sang các nền kinh tế yếu kém trong Eurozone.
Cho dù Mỹ là quốc gia nắm đồng tiền dự trữ chủ chốt thế giới, song ngày càng có nhiều người lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Bản thân người dân Mỹ cũng hiểu rằng quốc gia này cần "tiên hạ thủ vi cường" để tránh rơi vào tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng." Tổng thống Obama khẳng định: "Sự thật là kiểm soát thâm hụt ngân sách cần nỗ lực hy sinh và đồng lòng rất lớn. Sự hy sinh đó cần được chia sẻ từ chính những người lao động và nhân viên nhà nước."
Bình luận về kế hoạch cắt giảm ngân sách của Mỹ, cựu chủ tịch Nhóm chuyên gia Tư vấn kinh tế của Nhà Trắng, Christina Romer cho rằng đây chưa phải là thời điểm phù hợp nhất để tiến hành cắt giảm ngân sách mạnh tay. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng chưa nhanh như kỳ vọng và triển vọng trong tương lai gần vẫn chưa chắc chắn.
Trong tháng 11 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên mức 9,8%, con số cao kỷ lục trong vòng bảy tháng qua. Tính chung trong 19 tháng liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ luôn duy trì trên ngưỡng 9%. Bộ Lao động Mỹ dự đoán, con số này sẽ giảm xuống 8,9-9,1% trong năm 2011.
Trong khi đó, Theo Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế nước này đã tăng trưởng 2,5% trong quý III/2010, cao hơn so với dự đoán chỉ tăng 2%. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng mức tăng GDP này là chưa đủ nhanh để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)