Ngày 27/11, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định mở phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáoNguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy HoàngAnh-Vinashin (gọi tắt là Công ty Hoàng Anh) về tội "Tham ô tài sản" và Đỗ ĐìnhCôn, nguyên Kế toán trưởng Công ty này về tội "Che giấu tội phạm".
Hội đồng xétxử đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên 20 năm tù giam, Đỗ Đình Côn 3 năm 6 tháng tùgiam.
Theo cáo trạng, Công ty Hoàng Anh được thành lập ngày 6/5/2003 theo Quyếtđịnh số 418/CNT-TCCB của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau này làTập đoàn Tàu thủy Việt Nam, tên giao dịch là Vinashin). Công ty Hoàng Anh có vốnđiều lệ 10 tỷ đồng, trong đó Vinashin góp 51%, Nguyễn Văn Tuyên (sinh năm 1962,trú tại số 7, lô 21, BT1, khu đô thị Mỹ Trì Hạ, xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) góp41,5%...
Nguyễn Văn Tuyên được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, còn Đỗ Đình Côn(sinh năm năm 1952, trú tại xóm 6, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh NamĐịnh) làm Kế toán trưởng Công ty.
Tháng 8/2004, Nguyễn Văn Tuyên thành lập Côngty CP Vận tải Xây dựng Vinaha, có vốn điều lệ 10 tỷ đồng với 5 cổ đông, trong đóNguyễn Văn Tuyên đóng góp 51% nên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Công tyVinaha đặt trụ sở cùng với Công ty Hoàng Anh.
Cả hai công ty đều do Nguyễn VănTuyên điều hành, cùng chung một quỹ từ năm 2006 và đều do Đỗ Đình Côn chỉ đạo vềnghiệp vụ tài chính, kế toán.
Lúc đầu, Công ty Hoàng Anh đặt trụ sở tại huyệnXuân Trường, đến đầu năm 2007 chuyển về phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định.
Lấy lý do phục vụ chi phí hoạt động của công ty khi cần, Nguyễn Văn Tuyênđã yêu cầu Đỗ Đình Côn ký trước vào mục "Kế toán trưởng" của séc rút tiền mặt sốAC 081241.
Ngày 25/12/2006, Tuyên chỉ đạo Nguyễn Hồng Quân, nhân viên Văn phòngCông ty Hoàng Anh tại Hà Nội, viết nội dung trong séc, làm thủ tục rút 4,5 tỷđồng từ tài khoản của Công ty Hoàng Anh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ThànhĐô rồi giao cho Tuyên. Tuyên không nộp vào quỹ Công ty mà giữ lại để chi tiêu cánhân.
Để giúp Tuyên không bị phát hiện và không phải trả lại số tiền 4,5 tỷđồng, Đỗ Đình Côn với cương vị Kế toán trưởng Công ty đã chỉ đạo các nhân viêndưới quyền lập khống 3 phiếu thu, 1 phiếu chi, đồng thời lập khống các hợp đồngkinh tế và mua hóa đơn giá trị gia tăng với nội dung Công ty cổ phần Thương mạiXây dựng Trọng Nghĩa ở Hải Phòng bán cho Công ty Vinaha 495.798 kg tôn tấm cácloại trị giá hơn 4,4 tỷ đồng bao gồm thuế VAT.
Sau đó, Vinaha bán lại số tônkhông có thực này cho Công ty Hoàng Anh với giá trên 4,5 tỷ đồng. Công ty HoàngAnh thanh toán cho Vinaha 4,5 tỷ đồng tiền mặt tại phiếu chi số 65 ngày28/2/2007.
Còn gần 500 tấn tôn các loại không có thực được các đối tượng hợpthức hoá bằng cách lập các chứng từ xuất kho lẫn vào cùng với số vật tư đượcxuất thật để đóng các loại tàu của Công ty Hoàng Anh, sau đó được hoạch toán kếtchuyển thành chi phí sản xuất kinh doanh để tính vào giá trị sản phẩm tàu thuỷvào cuối năm 2007.
Với những hành vi trên, Nguyễn Văn Tuyên bị xét xử về tội “Tham ô tàisản”, Đỗ Đình Côn tội "Che giấu tội phạm". Hội đồng xét xử nhận định hành vi củacác bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến tài sản Nhà nước, số tiền chiếmđoạt rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh xã hội; phương thức, thủ đoạn thựchiện của các đối tượng hết sức tinh vi nhằm che giấu sự phát hiện của cơ quanchức năng.
Trước đó, ngày 30/8, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên đã bị Tòa án Nhân dân Tối caoxét xử phúc thẩm và tuyên phạt 16 năm tù vì tội “Cố ý làm trái các quy định củaNhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 27/9, Tuyên tiếp tục bị Tòa án Nhân dântỉnh Nam Định tuyên phạt 9 năm tù vì tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt là25 năm tù (trong hạn luật định bị cáo có đơn kháng cáo theo trình tự phúc thẩmnên bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật).
Còn bị cáo Đỗ Đình Côn cũng bịTòa án Nhân dân Tối cao xử phúc thẩm ngày 30/8/2012 với tội danh “Cố ý làm tráiquy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, bị phạt 10 năm tù./.
Hội đồng xétxử đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên 20 năm tù giam, Đỗ Đình Côn 3 năm 6 tháng tùgiam.
Theo cáo trạng, Công ty Hoàng Anh được thành lập ngày 6/5/2003 theo Quyếtđịnh số 418/CNT-TCCB của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau này làTập đoàn Tàu thủy Việt Nam, tên giao dịch là Vinashin). Công ty Hoàng Anh có vốnđiều lệ 10 tỷ đồng, trong đó Vinashin góp 51%, Nguyễn Văn Tuyên (sinh năm 1962,trú tại số 7, lô 21, BT1, khu đô thị Mỹ Trì Hạ, xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) góp41,5%...
Nguyễn Văn Tuyên được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, còn Đỗ Đình Côn(sinh năm năm 1952, trú tại xóm 6, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh NamĐịnh) làm Kế toán trưởng Công ty.
Tháng 8/2004, Nguyễn Văn Tuyên thành lập Côngty CP Vận tải Xây dựng Vinaha, có vốn điều lệ 10 tỷ đồng với 5 cổ đông, trong đóNguyễn Văn Tuyên đóng góp 51% nên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Công tyVinaha đặt trụ sở cùng với Công ty Hoàng Anh.
Cả hai công ty đều do Nguyễn VănTuyên điều hành, cùng chung một quỹ từ năm 2006 và đều do Đỗ Đình Côn chỉ đạo vềnghiệp vụ tài chính, kế toán.
Lúc đầu, Công ty Hoàng Anh đặt trụ sở tại huyệnXuân Trường, đến đầu năm 2007 chuyển về phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định.
Lấy lý do phục vụ chi phí hoạt động của công ty khi cần, Nguyễn Văn Tuyênđã yêu cầu Đỗ Đình Côn ký trước vào mục "Kế toán trưởng" của séc rút tiền mặt sốAC 081241.
Ngày 25/12/2006, Tuyên chỉ đạo Nguyễn Hồng Quân, nhân viên Văn phòngCông ty Hoàng Anh tại Hà Nội, viết nội dung trong séc, làm thủ tục rút 4,5 tỷđồng từ tài khoản của Công ty Hoàng Anh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ThànhĐô rồi giao cho Tuyên. Tuyên không nộp vào quỹ Công ty mà giữ lại để chi tiêu cánhân.
Để giúp Tuyên không bị phát hiện và không phải trả lại số tiền 4,5 tỷđồng, Đỗ Đình Côn với cương vị Kế toán trưởng Công ty đã chỉ đạo các nhân viêndưới quyền lập khống 3 phiếu thu, 1 phiếu chi, đồng thời lập khống các hợp đồngkinh tế và mua hóa đơn giá trị gia tăng với nội dung Công ty cổ phần Thương mạiXây dựng Trọng Nghĩa ở Hải Phòng bán cho Công ty Vinaha 495.798 kg tôn tấm cácloại trị giá hơn 4,4 tỷ đồng bao gồm thuế VAT.
Sau đó, Vinaha bán lại số tônkhông có thực này cho Công ty Hoàng Anh với giá trên 4,5 tỷ đồng. Công ty HoàngAnh thanh toán cho Vinaha 4,5 tỷ đồng tiền mặt tại phiếu chi số 65 ngày28/2/2007.
Còn gần 500 tấn tôn các loại không có thực được các đối tượng hợpthức hoá bằng cách lập các chứng từ xuất kho lẫn vào cùng với số vật tư đượcxuất thật để đóng các loại tàu của Công ty Hoàng Anh, sau đó được hoạch toán kếtchuyển thành chi phí sản xuất kinh doanh để tính vào giá trị sản phẩm tàu thuỷvào cuối năm 2007.
Với những hành vi trên, Nguyễn Văn Tuyên bị xét xử về tội “Tham ô tàisản”, Đỗ Đình Côn tội "Che giấu tội phạm". Hội đồng xét xử nhận định hành vi củacác bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến tài sản Nhà nước, số tiền chiếmđoạt rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh xã hội; phương thức, thủ đoạn thựchiện của các đối tượng hết sức tinh vi nhằm che giấu sự phát hiện của cơ quanchức năng.
Trước đó, ngày 30/8, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên đã bị Tòa án Nhân dân Tối caoxét xử phúc thẩm và tuyên phạt 16 năm tù vì tội “Cố ý làm trái các quy định củaNhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 27/9, Tuyên tiếp tục bị Tòa án Nhân dântỉnh Nam Định tuyên phạt 9 năm tù vì tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt là25 năm tù (trong hạn luật định bị cáo có đơn kháng cáo theo trình tự phúc thẩmnên bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật).
Còn bị cáo Đỗ Đình Côn cũng bịTòa án Nhân dân Tối cao xử phúc thẩm ngày 30/8/2012 với tội danh “Cố ý làm tráiquy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, bị phạt 10 năm tù./.
Nguyễn Trường (TTXVN)