Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đang ồ ạt ký kết hợp đồng nhập khẩu ngô khiến cho ngô trồng trong nước có nguy cơ rớt giá, trong khi năm nay nhiều địa phương được mùa.
Lý do các doanh nghiệp chuộng ngô nhập khẩu bởi ngô nhập khẩu được sấy khô đến mức tối ưu, độ ẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 14-15%. Còn trong nước, ngô thu hoạch đầu mùa có độ ẩm 30%, đến lúc vào mùa độ ẩm cũng còn 23-25%.
Theo Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguyên nhân của tình hình trên là do hầu hết nông dân trồng ngô không có kinh nghiệm bảo quản, chủ yếu dự trữ tại các lán, trong góc nhà nên tỷ lệ mốc, mối mọt rất cao.
[Giá ngô giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua]
Mặt khác, việc thu mua ngô từ nông dân đến nhà máy chế biến phải qua tay nhiều thương lái, cùng với chi phí vận chuyển từ miền núi về miền xuôi rất lớn. Ngoài ra, ngô trước khi giao cho các nhà máy chế biến phải sấy khô, trọng lượng chỉ còn 2/3, vì thế, nếu thu mua từ nông dân với giá 5 triệu đồng/tấn thì khi về đến nhà máy, giá thành sẽ lên tới 6,7 triệu đồng/tấn, ông Lịch cho biết.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Chăn nuôi CP Việt Nam ông Chamnan Wangakkarangkul cũng cho hay, các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi lớn không thể mua ngô trực tiếp từ nông dân, vì mỗi lô nguyên liệu nhập vào lên tới hàng chục nghìn tấn, doanh nghiệp không có nhân lực để thu gom từ từng hộ.
Ngoài ra, khi thu mua trực tiếp từ nông dân, sẽ không có hóa đơn VAT, doanh nghiệp khó quyết toán thuế. Vì vậy, bắt buộc doanh nghiệp phải mua từ các đại lý. Thời điểm này, nếu mua ngô từ đại lý, hóa đơn đầy đủ thì giá về đến nhà máy cũng đã gần 7 triệu đồng/tấn (khoảng 334 USD/tấn).
Lý do các doanh nghiệp chuộng ngô nhập khẩu bởi ngô nhập khẩu được sấy khô đến mức tối ưu, độ ẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 14-15%. Còn trong nước, ngô thu hoạch đầu mùa có độ ẩm 30%, đến lúc vào mùa độ ẩm cũng còn 23-25%.
Theo Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguyên nhân của tình hình trên là do hầu hết nông dân trồng ngô không có kinh nghiệm bảo quản, chủ yếu dự trữ tại các lán, trong góc nhà nên tỷ lệ mốc, mối mọt rất cao.
[Giá ngô giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua]
Mặt khác, việc thu mua ngô từ nông dân đến nhà máy chế biến phải qua tay nhiều thương lái, cùng với chi phí vận chuyển từ miền núi về miền xuôi rất lớn. Ngoài ra, ngô trước khi giao cho các nhà máy chế biến phải sấy khô, trọng lượng chỉ còn 2/3, vì thế, nếu thu mua từ nông dân với giá 5 triệu đồng/tấn thì khi về đến nhà máy, giá thành sẽ lên tới 6,7 triệu đồng/tấn, ông Lịch cho biết.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Chăn nuôi CP Việt Nam ông Chamnan Wangakkarangkul cũng cho hay, các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi lớn không thể mua ngô trực tiếp từ nông dân, vì mỗi lô nguyên liệu nhập vào lên tới hàng chục nghìn tấn, doanh nghiệp không có nhân lực để thu gom từ từng hộ.
Ngoài ra, khi thu mua trực tiếp từ nông dân, sẽ không có hóa đơn VAT, doanh nghiệp khó quyết toán thuế. Vì vậy, bắt buộc doanh nghiệp phải mua từ các đại lý. Thời điểm này, nếu mua ngô từ đại lý, hóa đơn đầy đủ thì giá về đến nhà máy cũng đã gần 7 triệu đồng/tấn (khoảng 334 USD/tấn).
Nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2013 tăng cả về lượng và trị giá, sang 8 tháng của năm 2013 tiếp tục tăng lần lượt 12,56% về lượng và tăng 18,96% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; tương đương với 1,2 triệu tấn và đạt trị giá 411,7 triệu USD.
Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu ngô trong thời gian này bao gồm: Ấn Độ, Argentina, Brazil, Campuchia và Hoa Kỳ. Trong 8 tháng của năm 2013, Ấn Độ vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn, tới 78% tổng lượng ngô nhập khẩu với số lượng 999,7 nghìn tấn, trị giá 299,5 triệu USD, tăng 14,72% về lượng và tăng 20,91% về trị giá so với cùng kỳ./. |
Thanh Tâm (Vietnam+)