Viện Khảo sát công nghệ (IPT) thuộc bang Sao Paulo của Brazil mới đây đã đưa ra lời cảnh báo tầng ngậm nước Guarani, lớn nhất thế giới, đang đối diện nguy cơ bị ô nhiễm bởi các độc tố thẩm thấu từ các bãi rác công nghiệp và hóa chất dùng trong nông nghiệp.
Tầng ngậm nước Guarani, với tổng diện tích khoảng 1,195 triệu km2 trải rộng qua lãnh thổ bốn nước Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay, là lớp địa chất đá xốp ngậm nước có độ dày dao động từ 50-800m và được hình thành từ 245-144 triệu năm trước.
IPT đã tiến hành khảo sát toàn bộ 143.000km2 diện tích của tầng ngậm nước Guarani nằm trên lãnh thổ bang Sao Paulo và đã lập được bản đồ những điểm có nguy cơ ô nhiễm cao. Công trình này sẽ là cơ sở định hướng để Brazil đưa ra một dự luật và các biện pháp hành chính nhằm bảo vệ nguồn dự trữ nước ngọt ngầm lớn nhất hành tinh này.
Nhà nghiên cứu thủy văn và địa môi sinh của IPT José Luiz Albuquerque cho biết, ba tiêu chí để đánh giá tính dễ bị tổn thương tại các khu vực khác nhau của tầng ngậm nước là độ sâu của nguồn nước, các hóa chất được sử dụng trên bề mặt và đặc biệt quan trọng là mức độ hiện diện của rừng tự nhiên - được coi là lá chắn vô giá bảo vệ cho kho nước nằm dưới lòng đất này.
Cho tới nay, Guarani - lấy theo tên của nền văn minh thổ dân từng thống trị đúng khu vực địa lý này - vẫn được đánh giá là nguồn dự trữ nước ngọt dồi dào nhất của Nam Mỹ với trữ lượng khoảng 30.000km3. Tuy nhiên, công nghệ hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng 2.000km3./.
Tầng ngậm nước Guarani, với tổng diện tích khoảng 1,195 triệu km2 trải rộng qua lãnh thổ bốn nước Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay, là lớp địa chất đá xốp ngậm nước có độ dày dao động từ 50-800m và được hình thành từ 245-144 triệu năm trước.
IPT đã tiến hành khảo sát toàn bộ 143.000km2 diện tích của tầng ngậm nước Guarani nằm trên lãnh thổ bang Sao Paulo và đã lập được bản đồ những điểm có nguy cơ ô nhiễm cao. Công trình này sẽ là cơ sở định hướng để Brazil đưa ra một dự luật và các biện pháp hành chính nhằm bảo vệ nguồn dự trữ nước ngọt ngầm lớn nhất hành tinh này.
Nhà nghiên cứu thủy văn và địa môi sinh của IPT José Luiz Albuquerque cho biết, ba tiêu chí để đánh giá tính dễ bị tổn thương tại các khu vực khác nhau của tầng ngậm nước là độ sâu của nguồn nước, các hóa chất được sử dụng trên bề mặt và đặc biệt quan trọng là mức độ hiện diện của rừng tự nhiên - được coi là lá chắn vô giá bảo vệ cho kho nước nằm dưới lòng đất này.
Cho tới nay, Guarani - lấy theo tên của nền văn minh thổ dân từng thống trị đúng khu vực địa lý này - vẫn được đánh giá là nguồn dự trữ nước ngọt dồi dào nhất của Nam Mỹ với trữ lượng khoảng 30.000km3. Tuy nhiên, công nghệ hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng 2.000km3./.
(TTXVN/Vietnam+)