Những năm qua, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều thách thức, đó là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và yếu tố nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện vẫn còn cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã đưa ra nhận định trên trong Hội nghị triển khai kế hoạch quốc gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2015, do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức sáng 2/10, tại Hà Nội.
Hiện nay, việc kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong các cơ sở y tế. Bởi, nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Điều này sẽ làm giảm lòng tin, uy tín của người bệnh đối với các cơ sở y tế.
Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Phạm Đức Mục cho biết, có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau có thể xảy ra ở các bệnh viện và các cơ sở y tế. Các loại nhiễm khuẩn thường gặp là: viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu...
Ông Mục cho hay, môi trường bệnh viện có rất nhiều virus là tác nhân gây bệnh nhưng chủ yếu theo đường máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV và các bệnh lây qua đường hô hấp như lao, cúm H5N1, H1N1.
Theo ước tính của WHO, bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bệnh nội trú bị nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.
Theo điều tra "Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2012" tại 522 bệnh viện trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tại Việt Nam cho thấy, có 60% số bệnh viện có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn; 5% số bệnh viện chưa thành lập khoa hoặc tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; 22% khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa có trưởng khoa..
Tại Việt Nam, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở đã được triển khai từ năm từ năm 1997 đến nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại. Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Y tế vừa quyết định phê duyệt “Kế hoạch hang động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2015.’’
Kế hoạch trên nhằm tăng cường về tổ chức, nguồn lực, nhận thức và chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn góp phần bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Hội nghị là dịp để lãnh đạo các bệnh viện cùng nhau trao đổi những nội dung của kế hoạch hành động kiểm soát nhiễm khuẩn đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm bước đầu trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, của nhân viên y tế và của cả cộng đồng./.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã đưa ra nhận định trên trong Hội nghị triển khai kế hoạch quốc gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2015, do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức sáng 2/10, tại Hà Nội.
Hiện nay, việc kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong các cơ sở y tế. Bởi, nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Điều này sẽ làm giảm lòng tin, uy tín của người bệnh đối với các cơ sở y tế.
Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Phạm Đức Mục cho biết, có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau có thể xảy ra ở các bệnh viện và các cơ sở y tế. Các loại nhiễm khuẩn thường gặp là: viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu...
Ông Mục cho hay, môi trường bệnh viện có rất nhiều virus là tác nhân gây bệnh nhưng chủ yếu theo đường máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV và các bệnh lây qua đường hô hấp như lao, cúm H5N1, H1N1.
Theo ước tính của WHO, bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bệnh nội trú bị nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.
Theo điều tra "Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2012" tại 522 bệnh viện trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tại Việt Nam cho thấy, có 60% số bệnh viện có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn; 5% số bệnh viện chưa thành lập khoa hoặc tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; 22% khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa có trưởng khoa..
Tại Việt Nam, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở đã được triển khai từ năm từ năm 1997 đến nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại. Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Y tế vừa quyết định phê duyệt “Kế hoạch hang động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2015.’’
Kế hoạch trên nhằm tăng cường về tổ chức, nguồn lực, nhận thức và chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn góp phần bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Hội nghị là dịp để lãnh đạo các bệnh viện cùng nhau trao đổi những nội dung của kế hoạch hành động kiểm soát nhiễm khuẩn đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm bước đầu trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, của nhân viên y tế và của cả cộng đồng./.
Thùy Giang (Vietnam+)