"Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh, kéo theo đó là ngày càng có nhiều lao động di cư từ các vùng nông thôn ra thành phố làm việc tạo ra nguy cơ nghèo đô thị tăng."
Đó là nhận xét của các chuyên gia trong Hội thảo công bố đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 diễn ra ngày 24/1, do Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.
Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê, số lượng lao động phi chính thức không có phúc lợi ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tuổi nhưng không được đào tạo, không có kỹ năng để cạnh trang tìm việc trong nền kinh tế hiện đại cũng đang tăng. Lao động khu vực thành thị ngày càng dễ bị tổn thương hơn và dễ rơi vào mức nghèo.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Valerie Kozel-chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho rằng sự chuyển dịch nhanh chóng về cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay đã mang lại những mô hình phát triển mới tạo ra những thức thách thêm cho công tác giảm nghèo.
"Chênh lêch về phát triển con người giữa các nhóm kinh tế-xã hội khác nhau đang ngày càng giãn rộng ra, kéo theo đó là sự bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội việc làm." Bà Valerie Kozel nói.
Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 của WB có tiêu đề “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới”. Báo cáo đã đưa ra một cách nhìn mới về cuộc sống của người nghèo đồng thời đi sâu tìm hiểu những hạn chế, cơ hội cho người nghèo thoát nghèo.
Tại hội thảo, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Tiến sĩ Victoria Kwakwa đã khen ngợi những thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ người nghèo giảm từ 58% đầu thập kỷ 1990 xuống còn 14,5% năm 2008 và cuống dưới 10% năm 2010.
Tuy nhiên, bà Victoria Kwakwa cũng nhận định dù đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng xét ở một số phương diện, nhiệm vụ giảm nghèo trong thời gian tới của Việt Nam sẽ khó khăn hơn.
“Thành công của Việt Nam đã tạo ra những thách thức mới. Đó là vấn đề khó tiếp cận hơn với những người nghèo còn lại. Họ phải đối mặt với những thách thức khó khăn như sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn, sức khỏe kém và đặc biệt là tốc độ giảm nghèo hiện nay không còn cùng nhịp với tăng trưởng kinh tế.” Bà Victoria Kwakwa nói.
Bên cạnh việc đưa ra những thách thức mới, báo cáo cũng chỉ ra rằng nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số tiếp tục là một thách thức kéo dài khi mà 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm dưới 15% dân số cả nước nhưng lại chiếm tới 47% tổng số người nghèo vào năm 2010 và chiếm 29% năm 1998.
Từ những phát hiện của báo cáo, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách phục vụ giảm nghèo thời gian tới.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng thì Việt Nam cần kiên định thực hiện các chính sách ổn định vĩ mô và đẩy mạnh tái cơ cấu nhanh chóng để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng ổn định, bền vững và có lợi cho người nghèo, người có thu nhập thấp. Mặt khác, Việt Nam cũng cần đảm bảo nguồn chi cho mục đích an sinh xã hội trong quá trình tái cấu trúc kinh tế.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng cho rằng báo cáo đánh giá nghèo 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn tin về tình trạng nghèo mới nhất cho hoạch định chính sách trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi nhanh chóng./.
Đó là nhận xét của các chuyên gia trong Hội thảo công bố đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 diễn ra ngày 24/1, do Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.
Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê, số lượng lao động phi chính thức không có phúc lợi ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tuổi nhưng không được đào tạo, không có kỹ năng để cạnh trang tìm việc trong nền kinh tế hiện đại cũng đang tăng. Lao động khu vực thành thị ngày càng dễ bị tổn thương hơn và dễ rơi vào mức nghèo.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Valerie Kozel-chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho rằng sự chuyển dịch nhanh chóng về cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay đã mang lại những mô hình phát triển mới tạo ra những thức thách thêm cho công tác giảm nghèo.
"Chênh lêch về phát triển con người giữa các nhóm kinh tế-xã hội khác nhau đang ngày càng giãn rộng ra, kéo theo đó là sự bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội việc làm." Bà Valerie Kozel nói.
Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 của WB có tiêu đề “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới”. Báo cáo đã đưa ra một cách nhìn mới về cuộc sống của người nghèo đồng thời đi sâu tìm hiểu những hạn chế, cơ hội cho người nghèo thoát nghèo.
Tại hội thảo, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Tiến sĩ Victoria Kwakwa đã khen ngợi những thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ người nghèo giảm từ 58% đầu thập kỷ 1990 xuống còn 14,5% năm 2008 và cuống dưới 10% năm 2010.
Tuy nhiên, bà Victoria Kwakwa cũng nhận định dù đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng xét ở một số phương diện, nhiệm vụ giảm nghèo trong thời gian tới của Việt Nam sẽ khó khăn hơn.
“Thành công của Việt Nam đã tạo ra những thách thức mới. Đó là vấn đề khó tiếp cận hơn với những người nghèo còn lại. Họ phải đối mặt với những thách thức khó khăn như sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn, sức khỏe kém và đặc biệt là tốc độ giảm nghèo hiện nay không còn cùng nhịp với tăng trưởng kinh tế.” Bà Victoria Kwakwa nói.
Bên cạnh việc đưa ra những thách thức mới, báo cáo cũng chỉ ra rằng nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số tiếp tục là một thách thức kéo dài khi mà 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm dưới 15% dân số cả nước nhưng lại chiếm tới 47% tổng số người nghèo vào năm 2010 và chiếm 29% năm 1998.
Từ những phát hiện của báo cáo, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách phục vụ giảm nghèo thời gian tới.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng thì Việt Nam cần kiên định thực hiện các chính sách ổn định vĩ mô và đẩy mạnh tái cơ cấu nhanh chóng để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng ổn định, bền vững và có lợi cho người nghèo, người có thu nhập thấp. Mặt khác, Việt Nam cũng cần đảm bảo nguồn chi cho mục đích an sinh xã hội trong quá trình tái cấu trúc kinh tế.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng cho rằng báo cáo đánh giá nghèo 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn tin về tình trạng nghèo mới nhất cho hoạch định chính sách trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi nhanh chóng./.
Hồng Kiều (Vietnam+)