Ở Bình Định, lúa vụ hè đã xuống giống khoảng chừng 1 tháng nhưng gặp phải nhiều đợt nắng nóng nên rất “khát” nước.
Một số lượng lớn diện tích lúa sử dụng nước trạm bơm đang có nguy cơ mất trắng vì lịch cắt điện ở nông thôn ngày càng nhiều.
Ông Cao Thiên Bình, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định cho biết, hợp tác xã Nhơn Phong có 510ha đất sản xuất lúa thì có 120ha sử dụng nước trạm bơm.
Khi bắt đầu thực hiện lịch cắt điện luân phiên, ở Nhơn Phong mỗi tuần cắt điện 2 ngày, từ 7 giờ đến 19 giờ. Gần nửa tháng nay, ngành điện lại cắt thêm 2 tiếng/ngày nên tình hình càng nghiêm trọng hơn.
Những ngày không bị cắt điện thì đến 7 giờ sáng mới khởi động bơm tưới được, chỉ được vài tiếng đồng hồ thì đã vào giờ cao điểm buổi trưa, phải dừng bơm. Buổi chiều cũng chỉ nổ máy được vài tiếng thì chạm giờ cao điểm buổi tối, lại dừng. Nếu cứ bơm vài tiếng rồi nghỉ thì nước chỉ đủ thấm những vùng gần trạm bơm, chưa kịp chảy đến những vùng xa.
Dưới cái nắng nóng gay gắt, các trạm bơm chỉ hoạt động cầm chừng nên 120ha lúa hè đang gặp rất nhiều khó khăn.
Tại địa phương có 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải dùng nước trạm bơm điện như xã Nhơn Hậu (huyện An Nhơn) lại càng khó khăn hơn. Ông Lê Ngọc Anh, Chủ nhiệm hợp tác xã Nhơn Hậu cho biết, những lúc thiếu nước trầm trọng quá, họpc tác xã đành cho bơm cả trong giờ cao điểm, chấp nhận trả giá điện 1.500 đồng/kWh.
Mỗi trạm bơm đều bố trí từ 2 máy trở lên, máy có công suất lớn nên hiện hợp tác xã đang là con nợ lớn của ngành điện. Mặc dù tỉnh, huyện đã có văn bản chỉ đạo ngành điện chậm đòi nợ các trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng nợ nhiều, nợ dài họ cũng không chấp nhận.
Theo ông Lê Bá Tư, Chủ nhiệm hợp tác xã Nhơn Khánh (huyện An Nhơn), để đảm bảo nước tưới cho 520 ha đất canh tác của xã viên, hợp tác xã đã xây dựng 8 trạm bơm với tổng công suất 840kW.
Với lịch cắt điện như hiện nay, hầu hết các trạm bơm đang phải hoạt động cầm chừng trong khi ruộng đồng thiếu nước phục vụ sản xuất./.
Một số lượng lớn diện tích lúa sử dụng nước trạm bơm đang có nguy cơ mất trắng vì lịch cắt điện ở nông thôn ngày càng nhiều.
Ông Cao Thiên Bình, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định cho biết, hợp tác xã Nhơn Phong có 510ha đất sản xuất lúa thì có 120ha sử dụng nước trạm bơm.
Khi bắt đầu thực hiện lịch cắt điện luân phiên, ở Nhơn Phong mỗi tuần cắt điện 2 ngày, từ 7 giờ đến 19 giờ. Gần nửa tháng nay, ngành điện lại cắt thêm 2 tiếng/ngày nên tình hình càng nghiêm trọng hơn.
Những ngày không bị cắt điện thì đến 7 giờ sáng mới khởi động bơm tưới được, chỉ được vài tiếng đồng hồ thì đã vào giờ cao điểm buổi trưa, phải dừng bơm. Buổi chiều cũng chỉ nổ máy được vài tiếng thì chạm giờ cao điểm buổi tối, lại dừng. Nếu cứ bơm vài tiếng rồi nghỉ thì nước chỉ đủ thấm những vùng gần trạm bơm, chưa kịp chảy đến những vùng xa.
Dưới cái nắng nóng gay gắt, các trạm bơm chỉ hoạt động cầm chừng nên 120ha lúa hè đang gặp rất nhiều khó khăn.
Tại địa phương có 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải dùng nước trạm bơm điện như xã Nhơn Hậu (huyện An Nhơn) lại càng khó khăn hơn. Ông Lê Ngọc Anh, Chủ nhiệm hợp tác xã Nhơn Hậu cho biết, những lúc thiếu nước trầm trọng quá, họpc tác xã đành cho bơm cả trong giờ cao điểm, chấp nhận trả giá điện 1.500 đồng/kWh.
Mỗi trạm bơm đều bố trí từ 2 máy trở lên, máy có công suất lớn nên hiện hợp tác xã đang là con nợ lớn của ngành điện. Mặc dù tỉnh, huyện đã có văn bản chỉ đạo ngành điện chậm đòi nợ các trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng nợ nhiều, nợ dài họ cũng không chấp nhận.
Theo ông Lê Bá Tư, Chủ nhiệm hợp tác xã Nhơn Khánh (huyện An Nhơn), để đảm bảo nước tưới cho 520 ha đất canh tác của xã viên, hợp tác xã đã xây dựng 8 trạm bơm với tổng công suất 840kW.
Với lịch cắt điện như hiện nay, hầu hết các trạm bơm đang phải hoạt động cầm chừng trong khi ruộng đồng thiếu nước phục vụ sản xuất./.
Phan Thái Sơn (Vietnam+)