Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo các bờ hạ nguồn của sông Dương Tử đang bị xói mòn quá nhanh mà thủ phạm chính là do nguồn nước… quá sạch.
Nhận định trên tờ Nhật báo Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Giáo sư Trịnh Thủ Nhân, kỹ sư trưởng của Ủy ban nguồn nước Trường Giang cho rằng từ đập Tam Hiệp, nước chảy xuống hạ nguồn “trong” quá mức do những cặn tự nhiên trong nước từ thượng nguồn đã đọng lại xuống đáy hồ trữ nước.
Các nhà khoa học gọi nước như vậy là “nước đói” bởi nó hút các cặn từ bờ sông, gây xói mòn nghiêm trọng và nguy cơ lũ lụt đe dọa hàng trăm triệu người dân Trung Quốc.
Sau trận lũ lụt lịch sử năm 1998, Trung Quốc đã chi hàng chục tỷ Nhân dân tệ để dựng lại và gia cố hơn 1.000km bờ sông nhằm bảo vệ vùng bình nguyên hạ nguồn sông Dương Tử, một trong những khu vực đông dân nhất và thịnh vượng nhất của quốc gia này.
Đầu những năm 2000, một số nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khoa học sông Trường Giang đã cố đánh giá ảnh hưởng dài hạn của đập Tam Hiệp với độ ổn định của các bờ sông hạ nguồn.
Theo nhóm này, đến năm 2050, lòng sông của 1.000km hạ nguồn từ đập Tam Hiệp sẽ sụt trung bình khoảng 5m vì lớp cặn ở lòng sông bị hút đi. Một chuyên gia nhận xét: “Điều này giống như ai đó đang đào một cái hang sâu 5m ngay dưới ngôi nhà của bạn vậy.”
Để khắc phục, ước tính cần chi phí lên tới hàng chục tỷ NDT./.
Nhận định trên tờ Nhật báo Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Giáo sư Trịnh Thủ Nhân, kỹ sư trưởng của Ủy ban nguồn nước Trường Giang cho rằng từ đập Tam Hiệp, nước chảy xuống hạ nguồn “trong” quá mức do những cặn tự nhiên trong nước từ thượng nguồn đã đọng lại xuống đáy hồ trữ nước.
Các nhà khoa học gọi nước như vậy là “nước đói” bởi nó hút các cặn từ bờ sông, gây xói mòn nghiêm trọng và nguy cơ lũ lụt đe dọa hàng trăm triệu người dân Trung Quốc.
Sau trận lũ lụt lịch sử năm 1998, Trung Quốc đã chi hàng chục tỷ Nhân dân tệ để dựng lại và gia cố hơn 1.000km bờ sông nhằm bảo vệ vùng bình nguyên hạ nguồn sông Dương Tử, một trong những khu vực đông dân nhất và thịnh vượng nhất của quốc gia này.
Đầu những năm 2000, một số nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khoa học sông Trường Giang đã cố đánh giá ảnh hưởng dài hạn của đập Tam Hiệp với độ ổn định của các bờ sông hạ nguồn.
Theo nhóm này, đến năm 2050, lòng sông của 1.000km hạ nguồn từ đập Tam Hiệp sẽ sụt trung bình khoảng 5m vì lớp cặn ở lòng sông bị hút đi. Một chuyên gia nhận xét: “Điều này giống như ai đó đang đào một cái hang sâu 5m ngay dưới ngôi nhà của bạn vậy.”
Để khắc phục, ước tính cần chi phí lên tới hàng chục tỷ NDT./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)