Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ) có diện tích trên 1km2, trữ lượng gần 20 triệu m3 chạy dọc theo sông Đà là lợi thế để huyện Thanh Thủy phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch... Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nước khoáng nóng bừa bãi, thiếu quy hoạch đang khiến nguồn nước khoáng nóng ở đây có nguy cơ cạn kiệt.
Thực tế này đòi hỏi các cấp, các ngành liên quan phải thắt chặt quản lý để nguồn tài nguyên quý hiếm không bị lãng phí, nhà nước không thất thu thuế, kinh doanh du lịch dịch vụ lành mạnh, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Lãnh đạo thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy cho biết: Túi nước khoáng nằm trọn trong khu ba, một phần khu bốn và kéo dài qua bãi nổi sang tận Ba Vì- Hà Nội. Riêng khu vực thị trấn có khoảng gần 300 hộ khoan giếng với độ sâu từ 32- 35m để lấy nước phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày. Trong đó có gần 20 hộ làm dịch vụ kinh doanh tắm nước khoáng nóng… Một số mũi khoan tự phát thậm chí đã “ăn” cả vào hành lang đê.
Sau khi kiểm tra, phát hiện, Ủy ban Nhân dân thị trấn đã yêu cầu dừng khai thác và đổ bêtông để lấp đầy các lỗ khoan. Việc khoan giếng tự phát đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Hàng trăm lỗ khoan, khai thác không có giới hạn định mức đã làm áp lực mỏ khoáng tụt xuống, ranh giới mỏ thu hẹp, độ nóng nước khoáng giảm theo.
Qua số liệu điều tra tại lỗ khoan 101 năm 1982 đạt độ nóng 41 độ C, đến năm 2000 chỉ còn 37 độ C. Cùng với khu vực nước nóng Thanh Thủy, khu vực bên kia sông Đà thuộc Hà Nội cũng đang diễn ra việc khai thác mỏ nước khoáng nóng rất sôi động. Trữ lượng dự kiến 20 triệu m3 nước nóng là lớn, nhưng nếu không có hướng khai thác hợp lý thì nguồn khoáng nóng này chẳng bao lâu sẽ sớm cạn kiệt.
Hiện nay, nguồn nước nóng Thanh Thủy không những bị thất thoát do những hộ dân tự khoan giếng mà còn làm thất thu một lượng tiền lớn cho ngành thuế. Trên thực tế, qua kiểm tra, toàn bộ các gia đình đã khoan nước nóng sử dụng sinh hoạt, những hộ kinh doanh phục vụ tắm đều không có giấy phép khai thác khoáng sản. Hơn nữa, nước đưa lên sử dụng không có đồng hồ đo khối lượng đã dùng, chủ yếu do các hộ kinh doanh tự khai, tự nộp nên ngành thuế không có cơ sở để tận thu.
Theo quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh, mức thuế tài nguyên đối với một khối nước khoáng nóng là 35.000 đồng. Trong khi đó, ngành thuế thu được chưa đầy chục triệu đồng/tháng của các doanh nghiệp lẫn người dân tự khai thác; hộ kinh doanh nộp thuế cao nhất chỉ đạt vài trăm nghìn đồng/tháng, hộ thấp là hơn 100.000 đồng/tháng. Tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã giao đất, cho thuê đất hoạt động có liên quan đến sử dụng nước khoáng cho chín đơn vị với diện tích 218ha bao gồm: Khoa Niệm, Tre Nguồn, Thủy Châu, Sông Thao...
Là một trong những hộ kinh doanh dịch vụ tắm nước khoáng nóng đầu tiên tại thị trấn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa Niệm hiện có một bể bơi và khoảng 40 phòng tắm. Với thâm niên kinh doanh gần 10 năm, khối lượng nước mà cơ sở này sử dụng khó có thể tính nổi, song số tiền nộp ngân sách thì chẳng đáng là bao.
Cùng với Khoa Niệm, tuy mới ra đời được hơn một năm nhưng Tre Nguồn đã rất thức thời khi đầu tư xây dựng ngay một bể bơi cỡ lớn trong nhà có sức chứa 150m3, được thay nước 1 lần/ngày. Ngoài ra Công ty còn có 21 phòng nghỉ có bồn tắm khoáng nóng.
Như vậy, nếu áp theo mức thuế trên, tính riêng khối lượng nước bể bơi, mỗi ngày các doanh nghiệp này sẽ phải nộp trên dưới 4 triệu đồng tiền thuế. Đó là chưa tính đến khối lượng nước sử dụng tại các phòng tắm đơn lẻ.
Nguồn tài nguyên nước khoáng nóng là tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cho khu vực Thanh Thủy để phát triển kinh tế, du lịch, song cần quản lý, khai thác tốt, xử lý nghiêm những vi phạm để tài nguyên này được khai thác có hiệu quả vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo nguồn thu cho địa phương./.
Thực tế này đòi hỏi các cấp, các ngành liên quan phải thắt chặt quản lý để nguồn tài nguyên quý hiếm không bị lãng phí, nhà nước không thất thu thuế, kinh doanh du lịch dịch vụ lành mạnh, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Lãnh đạo thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy cho biết: Túi nước khoáng nằm trọn trong khu ba, một phần khu bốn và kéo dài qua bãi nổi sang tận Ba Vì- Hà Nội. Riêng khu vực thị trấn có khoảng gần 300 hộ khoan giếng với độ sâu từ 32- 35m để lấy nước phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày. Trong đó có gần 20 hộ làm dịch vụ kinh doanh tắm nước khoáng nóng… Một số mũi khoan tự phát thậm chí đã “ăn” cả vào hành lang đê.
Sau khi kiểm tra, phát hiện, Ủy ban Nhân dân thị trấn đã yêu cầu dừng khai thác và đổ bêtông để lấp đầy các lỗ khoan. Việc khoan giếng tự phát đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Hàng trăm lỗ khoan, khai thác không có giới hạn định mức đã làm áp lực mỏ khoáng tụt xuống, ranh giới mỏ thu hẹp, độ nóng nước khoáng giảm theo.
Qua số liệu điều tra tại lỗ khoan 101 năm 1982 đạt độ nóng 41 độ C, đến năm 2000 chỉ còn 37 độ C. Cùng với khu vực nước nóng Thanh Thủy, khu vực bên kia sông Đà thuộc Hà Nội cũng đang diễn ra việc khai thác mỏ nước khoáng nóng rất sôi động. Trữ lượng dự kiến 20 triệu m3 nước nóng là lớn, nhưng nếu không có hướng khai thác hợp lý thì nguồn khoáng nóng này chẳng bao lâu sẽ sớm cạn kiệt.
Hiện nay, nguồn nước nóng Thanh Thủy không những bị thất thoát do những hộ dân tự khoan giếng mà còn làm thất thu một lượng tiền lớn cho ngành thuế. Trên thực tế, qua kiểm tra, toàn bộ các gia đình đã khoan nước nóng sử dụng sinh hoạt, những hộ kinh doanh phục vụ tắm đều không có giấy phép khai thác khoáng sản. Hơn nữa, nước đưa lên sử dụng không có đồng hồ đo khối lượng đã dùng, chủ yếu do các hộ kinh doanh tự khai, tự nộp nên ngành thuế không có cơ sở để tận thu.
Theo quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh, mức thuế tài nguyên đối với một khối nước khoáng nóng là 35.000 đồng. Trong khi đó, ngành thuế thu được chưa đầy chục triệu đồng/tháng của các doanh nghiệp lẫn người dân tự khai thác; hộ kinh doanh nộp thuế cao nhất chỉ đạt vài trăm nghìn đồng/tháng, hộ thấp là hơn 100.000 đồng/tháng. Tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã giao đất, cho thuê đất hoạt động có liên quan đến sử dụng nước khoáng cho chín đơn vị với diện tích 218ha bao gồm: Khoa Niệm, Tre Nguồn, Thủy Châu, Sông Thao...
Là một trong những hộ kinh doanh dịch vụ tắm nước khoáng nóng đầu tiên tại thị trấn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa Niệm hiện có một bể bơi và khoảng 40 phòng tắm. Với thâm niên kinh doanh gần 10 năm, khối lượng nước mà cơ sở này sử dụng khó có thể tính nổi, song số tiền nộp ngân sách thì chẳng đáng là bao.
Cùng với Khoa Niệm, tuy mới ra đời được hơn một năm nhưng Tre Nguồn đã rất thức thời khi đầu tư xây dựng ngay một bể bơi cỡ lớn trong nhà có sức chứa 150m3, được thay nước 1 lần/ngày. Ngoài ra Công ty còn có 21 phòng nghỉ có bồn tắm khoáng nóng.
Như vậy, nếu áp theo mức thuế trên, tính riêng khối lượng nước bể bơi, mỗi ngày các doanh nghiệp này sẽ phải nộp trên dưới 4 triệu đồng tiền thuế. Đó là chưa tính đến khối lượng nước sử dụng tại các phòng tắm đơn lẻ.
Nguồn tài nguyên nước khoáng nóng là tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cho khu vực Thanh Thủy để phát triển kinh tế, du lịch, song cần quản lý, khai thác tốt, xử lý nghiêm những vi phạm để tài nguyên này được khai thác có hiệu quả vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo nguồn thu cho địa phương./.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)