Tại hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/7, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6, cảnh báo dịch bệnh sẽ có khả năng bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, vào thời điểm cuối năm do nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm cao, số lượng vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác lớn nên nguy cơ lây lan, tái phát dịch bệnh là rất cao. Đồng thời, do cuối năm thời tiết biến đổi bất thường khiến virus gây bệnh dễ phát triển hơn.
Để chủ động đối phó với các đợt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, Cục Thú y đã yêu cầu cơ quan thú y các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế ngay các ổ dịch bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh trong tháng 7; kiểm soát tốt bệnh dại; không để xảy ra ổ dịch lớn, lây lan diện rộng (cúm gia cầm, lở mồm long móng, lợn tai xanh); các ổ dịch phát sinh phải được báo cáo kịp thời theo hệ thống ngành dọc và xử lý triệt để, không để dịch lây lan rộng; rút ngắn thời gian chống dịch trong vòng từ 1 đến 1,5 tháng.
Theo Cục Thú y, sáu tháng đầu năm 2013 ổ dịch cúm giá cầm xuất hiện ở các tỉnh phía Nam, bệnh lở mồm long móng trên lợn, trâu bò chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc. So với cùng kỳ năm 2012, diện dịch đã giảm rất nhiều (số tỉnh giảm 4 lần, số huyện giảm 3 lần, số xã giảm 2 lần), đồng thời số gia cầm buộc phải tiêu hủy giảm giảm 30% so với cùng kỳ năm 2012.
Mặc dù vậy, hiện công tác phòng chống dịch ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và đặc biệt là trình độ của cán bộ thú y xã còn yếu kém.
Thống kê của Cục Thú y cho thấy, hiện có khoảng 50% cán bộ thú y tại các xã không có bằng cấp, 30% được đào tạo về kiến thức sơ khai về thú y. Ngoài ra, do phụ cấp thấp nên nhiều cán bộ thú y xã không đủ chi phí phục vụ công tác báo cáo thường xuyên về dịch bệnh./.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, vào thời điểm cuối năm do nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm cao, số lượng vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác lớn nên nguy cơ lây lan, tái phát dịch bệnh là rất cao. Đồng thời, do cuối năm thời tiết biến đổi bất thường khiến virus gây bệnh dễ phát triển hơn.
Để chủ động đối phó với các đợt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, Cục Thú y đã yêu cầu cơ quan thú y các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế ngay các ổ dịch bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh trong tháng 7; kiểm soát tốt bệnh dại; không để xảy ra ổ dịch lớn, lây lan diện rộng (cúm gia cầm, lở mồm long móng, lợn tai xanh); các ổ dịch phát sinh phải được báo cáo kịp thời theo hệ thống ngành dọc và xử lý triệt để, không để dịch lây lan rộng; rút ngắn thời gian chống dịch trong vòng từ 1 đến 1,5 tháng.
Theo Cục Thú y, sáu tháng đầu năm 2013 ổ dịch cúm giá cầm xuất hiện ở các tỉnh phía Nam, bệnh lở mồm long móng trên lợn, trâu bò chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc. So với cùng kỳ năm 2012, diện dịch đã giảm rất nhiều (số tỉnh giảm 4 lần, số huyện giảm 3 lần, số xã giảm 2 lần), đồng thời số gia cầm buộc phải tiêu hủy giảm giảm 30% so với cùng kỳ năm 2012.
Mặc dù vậy, hiện công tác phòng chống dịch ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và đặc biệt là trình độ của cán bộ thú y xã còn yếu kém.
Thống kê của Cục Thú y cho thấy, hiện có khoảng 50% cán bộ thú y tại các xã không có bằng cấp, 30% được đào tạo về kiến thức sơ khai về thú y. Ngoài ra, do phụ cấp thấp nên nhiều cán bộ thú y xã không đủ chi phí phục vụ công tác báo cáo thường xuyên về dịch bệnh./.
Liên Phương (TTXVN)