Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhiều người dân sống tại khu vực huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plong đang khai thác quá mức nguồn sâm dây tự nhiên để bán cho thương lái và người dân ở thành thị.
Với giá khoảng từ 300-400.000 đồng/kg củ sâm dây khô, hiện rất nhiều người tìm mua sâm dây khô vì giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Theo một số người buôn bán, dù giá vẫn dao động với mức khá đắt so với trước đây (gấp 2 lần so với 2-3 năm trước) nhưng nhiều lúc họ không có sâm dây để bán.
Ông Đoàn Trọng Đức, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum cho biết trước đây trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trữ lượng sâm dây trong tự nhiên khá lớn. Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế, người dân đã tập trung khai thác quá mức làm giảm khả năng tái sinh nguồn cây trong tự nhiên.
Trước nguy cơ cạn kiệt, tỉnh Kon Tum đã triển khai một số mô hình bảo tồn, nhân giống sâm dây. Hiện Trung tâm ứng dụng khoa học và chuyên giao công nghệ tỉnh đang thực hiện nhân giống sâm dây bằng hạt và củ từ đó tiến tới mở rộng sản xuất, phát triển sâm dây trong tự nhiên.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng đang nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào.
Sâm dây là loại dược liệu qúy được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996. Sâm dây có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch, gây tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, hạ huyết áp.../.
Với giá khoảng từ 300-400.000 đồng/kg củ sâm dây khô, hiện rất nhiều người tìm mua sâm dây khô vì giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Theo một số người buôn bán, dù giá vẫn dao động với mức khá đắt so với trước đây (gấp 2 lần so với 2-3 năm trước) nhưng nhiều lúc họ không có sâm dây để bán.
Ông Đoàn Trọng Đức, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum cho biết trước đây trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trữ lượng sâm dây trong tự nhiên khá lớn. Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế, người dân đã tập trung khai thác quá mức làm giảm khả năng tái sinh nguồn cây trong tự nhiên.
Trước nguy cơ cạn kiệt, tỉnh Kon Tum đã triển khai một số mô hình bảo tồn, nhân giống sâm dây. Hiện Trung tâm ứng dụng khoa học và chuyên giao công nghệ tỉnh đang thực hiện nhân giống sâm dây bằng hạt và củ từ đó tiến tới mở rộng sản xuất, phát triển sâm dây trong tự nhiên.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng đang nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào.
Sâm dây là loại dược liệu qúy được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996. Sâm dây có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch, gây tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, hạ huyết áp.../.
Sỹ Thắng (TTXVN/Vietnam+)