Báo cáo vừa công bố của Trung tâm quốc tế về côn trùng và sinh thái (ICIPE), có trụ sở tại thủ đô Nairobi (Kenya), sản lượng càphê của thế giới, đặc biệt tại khu vực Đông Phi và Nam Mỹ, năm 2011 có thể giảm sút trong niên vụ này, do tình hình thời tiết không thuận lợi và tình trạng sâu bệnh đang có chiều hướng gia tăng tại các khu vực trồng nhiều càphê này.
Sản lượng càphê của một số quốc gia trồng nhiều càphê Arabica ở Đông Phi như Ethiopia, Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda có thể giảm khoảng 10% so với dự đoán ban đầu, do tình trạng hán hạn kéo dài tại khu vực này. Đặc biệt, nạn đói trầm trọng tại Đông Phi hiện nay cũng đang làm cho nhiều nông dân chặt bỏ cây càphê để trồng các cây lương thực trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia của ICIPE cảnh báo dân số tăng quá nhanh tại khu vực này cũng là nguyên nhân khiến cho người dân ở đây hạn chế trồng cây càphê để trồng cây lương thực, nhất là cây ngô, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trước mắt. Điều này sẽ làm cho diện tích trồng càphê tại khu vực nhiều tiềm năng này giảm mạnh thời gian tới. Ngoài ra, tình trạng sâu bệnh đang có chiều hướng gia tăng cũng làm cho năng suất và chất lượng càphê tại đây không cao.
Ông Africano Kangire, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu càphê Uganda (UCOREC) khuyến cáo tình trạng hạn hán, diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp và thiếu vốn đầu tư là những nguyên nhân chính làm cho sản lượng càphê tại Đông Phi, đặc biệt là tại Uganda, có thể giảm mạnh trong niên vụ này.
Trong khi đó, chuyên gia Peter Laderach thuộc Trung tâm quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (CIAT) cho biết tình hình thời tiết không thuận lợi tại Nam Mỹ, nhất là Brazil và Venezuela, như mưa nhiều và sâu bệnh gia tăng cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng càphê tại khu vực trồng càphê nhiều nhất thế giới.
Nhằm tăng năng suất và chất lượng càphê nhân cũng như hạn chế tình trạng sâu bệnh phá hại cây công nghiệp quan trọng này, chuyên gia Laderach khuyến khích nông dân nên trồng xen canh cây càphê với các cây trồng khác như cây chuối để khắc phục tình trạng bạc màu và giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt, hiện các chuyên gia của CIAT đang nghiên cứu để nhân giống càphê Robusta có khả năng chịu hạn hán và chống được sâu bệnh tốt hơn./.
Sản lượng càphê của một số quốc gia trồng nhiều càphê Arabica ở Đông Phi như Ethiopia, Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda có thể giảm khoảng 10% so với dự đoán ban đầu, do tình trạng hán hạn kéo dài tại khu vực này. Đặc biệt, nạn đói trầm trọng tại Đông Phi hiện nay cũng đang làm cho nhiều nông dân chặt bỏ cây càphê để trồng các cây lương thực trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia của ICIPE cảnh báo dân số tăng quá nhanh tại khu vực này cũng là nguyên nhân khiến cho người dân ở đây hạn chế trồng cây càphê để trồng cây lương thực, nhất là cây ngô, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trước mắt. Điều này sẽ làm cho diện tích trồng càphê tại khu vực nhiều tiềm năng này giảm mạnh thời gian tới. Ngoài ra, tình trạng sâu bệnh đang có chiều hướng gia tăng cũng làm cho năng suất và chất lượng càphê tại đây không cao.
Ông Africano Kangire, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu càphê Uganda (UCOREC) khuyến cáo tình trạng hạn hán, diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp và thiếu vốn đầu tư là những nguyên nhân chính làm cho sản lượng càphê tại Đông Phi, đặc biệt là tại Uganda, có thể giảm mạnh trong niên vụ này.
Trong khi đó, chuyên gia Peter Laderach thuộc Trung tâm quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (CIAT) cho biết tình hình thời tiết không thuận lợi tại Nam Mỹ, nhất là Brazil và Venezuela, như mưa nhiều và sâu bệnh gia tăng cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng càphê tại khu vực trồng càphê nhiều nhất thế giới.
Nhằm tăng năng suất và chất lượng càphê nhân cũng như hạn chế tình trạng sâu bệnh phá hại cây công nghiệp quan trọng này, chuyên gia Laderach khuyến khích nông dân nên trồng xen canh cây càphê với các cây trồng khác như cây chuối để khắc phục tình trạng bạc màu và giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt, hiện các chuyên gia của CIAT đang nghiên cứu để nhân giống càphê Robusta có khả năng chịu hạn hán và chống được sâu bệnh tốt hơn./.
Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)