Các sông Sêrêpôk và Đồng Nai bắt nguồn từ những dãy núi cao của cao nguyên Lâm Đồng. Hai con sông này vốn trước đây có nguồn cá khá dồi dào, cung cấp lượng thực phẩm đáng kể cho người dân sinh sống vùng Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.
Nhưng gần chục năm trở lại đây, do môi trường biến đổi mạnh và việc đánh bắt thủy sản quá mức, nguồn cá tự nhiên ở những con sông này giảm sút đáng kể; trong đó, nhiều loại cá quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, bống tượng, mõm trâu, sọc dưa...
Cách đây chục năm, hàng ngày, những nông dân xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut (Đắk Nông) giăng lưới đánh bắt được từ 20-50kg cá các loại. Đối với người câu cá, có khi câu được cá lăng trọng lượng trên 30kg.
Trong mùa khô các năm từ 2010-2013 nước sông Sêrêpôk cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng đã làm cho cá chết trôi dạt trắng hai bên bờ sông. Trong năm 2013, hiện tượng cá chết được ghi nhận nhiều nhất, cá chết trên khúc sông kéo dài gần 6km.
Trong khi đó, rừng hai bên bờ các con sông liên tục bị tàn phá, có nơi bị cạo trọc, về mùa mưa đất đá xói lở, nước cuốn tàn dư thực vật xuống sông gây ô nhiễm.
Trong những tháng mùa khô, tại những địa bàn thuộc huyện Đăk Glong, Krông Nô (Đắk Nông) thường xảy ra tình trạng khai thác vàng sa khoáng trên các con suối, làm cho nước đục kèm theo hóa chất đổ ra các con sông Đồng Nai và Sêrêpôk, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống các loài thủy sinh.
Trên dòng sông Sêrêpôk đoạn từ huyện Krông Nô đến Cư Jut (Đắk Nông) đã có sáu nhà máy thủy điện công suất từ 12-280MW được xây dựng, ngăn từng khúc sông, làm biến đổi dòng chảy, biến đổi môi trường phía sau các đập thủy điện, ngăn cản việc sinh sản và di chuyển các loài cá trong mùa mưa lũ.
Hai bên bờ sông thuộc địa bàn xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut (Đắk Nông) và Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã xây dựng các khu công nghiệp.
Trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn chưa làm tốt việc xử lý chất thải. Một số nhà máy còn xả nước thải chưa qua xử lý xuống thẳng dòng sông Sêrêpôk làm ô nhiễm môi trường, đe dọa cuộc sống các loài thủy sinh.Có nhiều thời điểm, nước sông bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Điều đáng quan tâm hiện nay là, địa phương cần phải làm tốt việc bảo vệ môi trường nước và chấm dứt việc xả nước không qua xử lý xuống các dòng sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai.
Các cơ quan chức năng phải có biện pháp quản lý chặt chẽ việc đánh bắt thủy sản để bảo tồn các giống cá, nhất là các loài cá quý, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế bền vững./.
Nhưng gần chục năm trở lại đây, do môi trường biến đổi mạnh và việc đánh bắt thủy sản quá mức, nguồn cá tự nhiên ở những con sông này giảm sút đáng kể; trong đó, nhiều loại cá quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, bống tượng, mõm trâu, sọc dưa...
Cách đây chục năm, hàng ngày, những nông dân xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut (Đắk Nông) giăng lưới đánh bắt được từ 20-50kg cá các loại. Đối với người câu cá, có khi câu được cá lăng trọng lượng trên 30kg.
Trong mùa khô các năm từ 2010-2013 nước sông Sêrêpôk cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng đã làm cho cá chết trôi dạt trắng hai bên bờ sông. Trong năm 2013, hiện tượng cá chết được ghi nhận nhiều nhất, cá chết trên khúc sông kéo dài gần 6km.
Trong khi đó, rừng hai bên bờ các con sông liên tục bị tàn phá, có nơi bị cạo trọc, về mùa mưa đất đá xói lở, nước cuốn tàn dư thực vật xuống sông gây ô nhiễm.
Trong những tháng mùa khô, tại những địa bàn thuộc huyện Đăk Glong, Krông Nô (Đắk Nông) thường xảy ra tình trạng khai thác vàng sa khoáng trên các con suối, làm cho nước đục kèm theo hóa chất đổ ra các con sông Đồng Nai và Sêrêpôk, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống các loài thủy sinh.
Trên dòng sông Sêrêpôk đoạn từ huyện Krông Nô đến Cư Jut (Đắk Nông) đã có sáu nhà máy thủy điện công suất từ 12-280MW được xây dựng, ngăn từng khúc sông, làm biến đổi dòng chảy, biến đổi môi trường phía sau các đập thủy điện, ngăn cản việc sinh sản và di chuyển các loài cá trong mùa mưa lũ.
Hai bên bờ sông thuộc địa bàn xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut (Đắk Nông) và Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã xây dựng các khu công nghiệp.
Trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn chưa làm tốt việc xử lý chất thải. Một số nhà máy còn xả nước thải chưa qua xử lý xuống thẳng dòng sông Sêrêpôk làm ô nhiễm môi trường, đe dọa cuộc sống các loài thủy sinh.Có nhiều thời điểm, nước sông bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Điều đáng quan tâm hiện nay là, địa phương cần phải làm tốt việc bảo vệ môi trường nước và chấm dứt việc xả nước không qua xử lý xuống các dòng sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai.
Các cơ quan chức năng phải có biện pháp quản lý chặt chẽ việc đánh bắt thủy sản để bảo tồn các giống cá, nhất là các loài cá quý, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế bền vững./.
Nguyễn Ngọc Minh (TTXVN)