Ngày 27/1, tới thăm gia đình trung tá Nguyễn Thanh Hà, người con thứ năm của lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn-Hồng Thủy, chúng tôi được biết cụ Trần Kiếm Qua, người vợ Trung Quốc của cụ Nguyễn Sơn mới từ trần cách đây hơn một tuần.
Ân tình và tưởng nhớ theo phong tục Việt
Điều khiến phóng viên chúng tôi hết sức cảm động là bà Nguyễn Thanh Hà đã lập ban thờ người mẹ lớn (người vợ Trung Quốc của tướng Nguyễn Sơn) ngay trong phòng khách ấm cúng của gia đình chị.
Bên di ảnh của cụ Trần Kiếm Qua là tiếng tụng niệm kinh Phật như đang hòa cùng khấn nguyện của thân quyến cho hồn cụ được siêu thoát.
Khi chúng tôi đứng trước ban thờ vái vong linh cụ Trần Kiếm Qua và chắp tay xin bày tỏ lòng tiếc thương cụ đến các con, cháu, chắt của cụ Nguyễn Sơn-Trần Kiếm Qua thì bà Nguyễn Thanh Hà đã đứng đúng vị trí của người con vái lạy, đáp lễ theo đúng phong tục Việt Nam.
Bà Nguyễn Thanh Hà tâm sự cùng phóng viên: “Khi bố tôi về Việt Nam thì có tin dữ là vợ ông - bà Trần Kiếm Qua cùng hai con trai đã bị bom chết ở Trung Quốc. Một thời gian, bố tôi đã sống trong đau buồn. Sau này, bố tôi đã được những người yêu quý mai mối cho ông lấy mẹ tôi ở Việt Nam.”
“Được biết, khi trở lại Trung Quốc học tập và công tác, sững sờ gặp lại bà Trần Kiếm Qua, bố tôi đã rất buồn và khó xử. Nhưng mẹ Kiếm Qua là người tốt, mẹ hiểu những gì mà loạn ly có thể gây ra cho thân phận con người,” chị Hà nói.
Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Nguyễn Thanh Hà nói: “Cụ thọ 99 tuổi. Cụ mất được mấy ngày thì các anh tôi ở Trung Quốc mới báo về. Tôi lập ban thờ cho cụ và thấy lòng mình ấm áp. Cụ là người nhân hậu và tốt lắm. Đối với chúng tôi, cụ là người mẹ lớn. Mẹ đẻ của bốn chị em tôi đã mất, nay đến mẹ lớn qua đời, thật buồn. Tuy chúng tôi không được ở gần cụ, nhưng vị trí trong tinh thần của chúng tôi thì người vợ Trung Quốc của cha mình rất ý nghĩa.”
Về người vợ Trung Quốc của lưỡng quốc tướng quân
Cụ Trần Kiếm Qua sinh tháng 10/1914 tại trấn Đông Dã, huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hồi trẻ,cụ tốt nghiệp Trường Nữ sư phạm của tỉnh Sơn Tây. Năm 1933 cụ tham gia cách mạng. Tháng 10/1937, cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 1/1938, tại căn cứ kháng Nhật Tấn-Sát-Ký, cụ kết hôn với Hồng Thủy, một cán bộ của Bát lộ quân Trung Quốc, sau này là Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn-Hồng Thủy, vị tướng tài ba của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, cụ Trần Kiếm Qua từng đảm nhiệm nhiều cương vị như Chủ nhiệm Hội Phụ nữ cứu Quốc huyện Ngũ Đài; giáo viên văn hóa ở Phân viện 2 Trường Đại học kháng Nhật; Trưởng khoa giáo dục và nuôi dưỡng của Trường Mầm non số 2 Diên An.
Sau khi Trung Quốc được giải phóng, cụ làm Viện trưởng Viện Giáo dục mầm non “1/6” Bắc Kinh, sau đó làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục Bắc Kinh. Năm 1983, cụ nghỉ hưu.
Tháng 3/1998, khi đã bước sang tuổi 84, cụ đã lên tàu hỏa sang thăm Việt Nam để thực hiện lời di nguyện của Tướng Nguyễn Sơn là sum họp đại gia đình, con cháu Việt-Trung.
Ngày 23/3/1998, cụ Trần Kiếm Qua cùng các con cháu đã đến nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội viếng Tướng Nguyễn Sơn.
Ngày ấy, trước mộ Tướng Nguyễn Sơn, trong nước mắt, cụ đã nói những lời rứt ruột với vong linh người chồng thân thương mà phải sống trong chia biệt của mình: “Anh Hồng Thủy ơi! Anh có nghe thấy lời em gọi anh không? Em, Trần Kiếm Qua, người vợ Trung Quốc của anh cùng hai con trai Tiểu Phong,Tiểu Việt từ Bắc Kinh xa xôi về với anh đây! Anh Hồng Thủy ơi! Chúng mình chia tay nhau đã 42 năm rồi. Em và các con nhớ anh nhiều lắm…/.”
Ân tình và tưởng nhớ theo phong tục Việt
Điều khiến phóng viên chúng tôi hết sức cảm động là bà Nguyễn Thanh Hà đã lập ban thờ người mẹ lớn (người vợ Trung Quốc của tướng Nguyễn Sơn) ngay trong phòng khách ấm cúng của gia đình chị.
Bên di ảnh của cụ Trần Kiếm Qua là tiếng tụng niệm kinh Phật như đang hòa cùng khấn nguyện của thân quyến cho hồn cụ được siêu thoát.
Khi chúng tôi đứng trước ban thờ vái vong linh cụ Trần Kiếm Qua và chắp tay xin bày tỏ lòng tiếc thương cụ đến các con, cháu, chắt của cụ Nguyễn Sơn-Trần Kiếm Qua thì bà Nguyễn Thanh Hà đã đứng đúng vị trí của người con vái lạy, đáp lễ theo đúng phong tục Việt Nam.
Bà Nguyễn Thanh Hà tâm sự cùng phóng viên: “Khi bố tôi về Việt Nam thì có tin dữ là vợ ông - bà Trần Kiếm Qua cùng hai con trai đã bị bom chết ở Trung Quốc. Một thời gian, bố tôi đã sống trong đau buồn. Sau này, bố tôi đã được những người yêu quý mai mối cho ông lấy mẹ tôi ở Việt Nam.”
“Được biết, khi trở lại Trung Quốc học tập và công tác, sững sờ gặp lại bà Trần Kiếm Qua, bố tôi đã rất buồn và khó xử. Nhưng mẹ Kiếm Qua là người tốt, mẹ hiểu những gì mà loạn ly có thể gây ra cho thân phận con người,” chị Hà nói.
Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Nguyễn Thanh Hà nói: “Cụ thọ 99 tuổi. Cụ mất được mấy ngày thì các anh tôi ở Trung Quốc mới báo về. Tôi lập ban thờ cho cụ và thấy lòng mình ấm áp. Cụ là người nhân hậu và tốt lắm. Đối với chúng tôi, cụ là người mẹ lớn. Mẹ đẻ của bốn chị em tôi đã mất, nay đến mẹ lớn qua đời, thật buồn. Tuy chúng tôi không được ở gần cụ, nhưng vị trí trong tinh thần của chúng tôi thì người vợ Trung Quốc của cha mình rất ý nghĩa.”
Về người vợ Trung Quốc của lưỡng quốc tướng quân
Cụ Trần Kiếm Qua sinh tháng 10/1914 tại trấn Đông Dã, huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hồi trẻ,cụ tốt nghiệp Trường Nữ sư phạm của tỉnh Sơn Tây. Năm 1933 cụ tham gia cách mạng. Tháng 10/1937, cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 1/1938, tại căn cứ kháng Nhật Tấn-Sát-Ký, cụ kết hôn với Hồng Thủy, một cán bộ của Bát lộ quân Trung Quốc, sau này là Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn-Hồng Thủy, vị tướng tài ba của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, cụ Trần Kiếm Qua từng đảm nhiệm nhiều cương vị như Chủ nhiệm Hội Phụ nữ cứu Quốc huyện Ngũ Đài; giáo viên văn hóa ở Phân viện 2 Trường Đại học kháng Nhật; Trưởng khoa giáo dục và nuôi dưỡng của Trường Mầm non số 2 Diên An.
Sau khi Trung Quốc được giải phóng, cụ làm Viện trưởng Viện Giáo dục mầm non “1/6” Bắc Kinh, sau đó làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục Bắc Kinh. Năm 1983, cụ nghỉ hưu.
Tháng 3/1998, khi đã bước sang tuổi 84, cụ đã lên tàu hỏa sang thăm Việt Nam để thực hiện lời di nguyện của Tướng Nguyễn Sơn là sum họp đại gia đình, con cháu Việt-Trung.
Ngày 23/3/1998, cụ Trần Kiếm Qua cùng các con cháu đã đến nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội viếng Tướng Nguyễn Sơn.
Ngày ấy, trước mộ Tướng Nguyễn Sơn, trong nước mắt, cụ đã nói những lời rứt ruột với vong linh người chồng thân thương mà phải sống trong chia biệt của mình: “Anh Hồng Thủy ơi! Anh có nghe thấy lời em gọi anh không? Em, Trần Kiếm Qua, người vợ Trung Quốc của anh cùng hai con trai Tiểu Phong,Tiểu Việt từ Bắc Kinh xa xôi về với anh đây! Anh Hồng Thủy ơi! Chúng mình chia tay nhau đã 42 năm rồi. Em và các con nhớ anh nhiều lắm…/.”
Nguyễn Anh (Vietnam+)